II. PHẦN VIẾT
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ Quê của mẹ... của tác giả Nguyễn Khánh Châu.
QUÊ CỦA MẸ...
Tôi cùng mẹ trở về thăm quê ngoại
Nơi tuổi thơ mẹ lặn lội cơ hàn
Nơi ngoại tôi cứ mỗi vụ đông tàn
Tay cước đỏ, nơi đồng sâu cấy lúa.
Ở nơi đó, những ngày mẹ còn nhỏ
Đuổi bắt ve, nắng cháy những trưa hè
Bị ngoại mắng, đòn roi mẹ chẳng sợ
Vẫn đầu trần, chân sáo chạy khắp thôn.
Mẹ lớn lên... rồi bôn ba xuôi ngược
Xa quê nghèo, cũng rất ít về thăm
Nhưng trong tim kí ức những tháng năm
Quê hương đó - in sâu trong tiềm thức.
(Theo Nguyễn Khánh Châu, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 3 năm 2023, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.45)
II. PHẦN VIẾT
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ Quê của mẹ... của tác giả Nguyễn Khánh Châu.
QUÊ CỦA MẸ...
Tôi cùng mẹ trở về thăm quê ngoại
Nơi tuổi thơ mẹ lặn lội cơ hàn
Nơi ngoại tôi cứ mỗi vụ đông tàn
Tay cước đỏ, nơi đồng sâu cấy lúa.
Ở nơi đó, những ngày mẹ còn nhỏ
Đuổi bắt ve, nắng cháy những trưa hè
Bị ngoại mắng, đòn roi mẹ chẳng sợ
Vẫn đầu trần, chân sáo chạy khắp thôn.
Mẹ lớn lên... rồi bôn ba xuôi ngược
Xa quê nghèo, cũng rất ít về thăm
Nhưng trong tim kí ức những tháng năm
Quê hương đó - in sâu trong tiềm thức.
(Theo Nguyễn Khánh Châu, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 3 năm 2023, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.45)
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ Quê của mẹ... của tác giả Nguyễn Khánh Châu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
* Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ Quê của mẹ... (nhan đề, tên tác giả); nêu ấn tượng chung. Bài thơ ca ngợi tình yêu quê hương sâu nặng và sự thấu hiểu, trân trọng nỗi niềm người mẹ khi phải xa quê.
* Thân đoạn: Bày tỏ cảm nghĩ về bài thơ.
- Cảm nghĩ về nội dung:
+ Khổ 1: Mở đầu bài thơ là lời tự sự mộc mạc của người con khi được cùng mẹ về thăm quê ngoại. Miền quê ấy là cả tuổi thơ nhọc nhằn của mẹ Nơi tuổi thơ mẹ lặn lội cơ hàn; là nơi có người bà chịu bao lam lũ, vất vả, hi sinh Nơi ngoại tôi cứ mỗi vụ đông tàn - Tay cước đỏ, nơi đồng sâu cấy lúa. Hình ảnh thơ như ghim sâu vào tâm trí người con, người cháu xa quê là đôi bàn tay cước đỏ, sưng lên vì cóng lạnh của người bà sau mỗi vụ cấy. Những dòng thơ thấm đẫm sự thấu hiểu, yêu thương của người con, người cháu với nỗi vất vả mưu sinh của mẹ, của bà.
+ Tiếp mạch cảm xúc, quê hương còn gợi lại biết bao kỉ niệm ấu thơ của người mẹ. Đến đây, người con như hoá thân vào người mẹ để sống lại kí ức tuổi thơ với những lần đuổi bắt ve giữa trưa hè nắng cháy, dẫu bị mẹ đánh đòn vẫn đầu trần, chân sáo chạy khắp thôn.
+ Đến với khổ 3, tiếp mạch nguồn hoài niệm, người con viết về những tháng năm trưởng thành và xa quê của mẹ cũng đong đầy cảm xúc: Mẹ lớn lên... rồi bôn ba xuôi ngược - Xa quê nghèo, cũng rất ít về thăm. Trưởng thành và cuộc sống mưu sinh đã khiến mẹ phải rời xa ngoại, xa quê và rất ít về thăm. Ý thơ bùi ngùi thương cảm, còn nỗi buồn nào hơn khi con cái phải rời xa cha mẹ, xa mái ấm yêu thương. Hai câu cuối bài là lời khẳng định đinh ninh về một thứ tình cảm bất di bất dịch bất chấp mọi khoảng cách không gian, thời gian Nhưng trong tim kí ức những tháng năm/ Quê hương đó - in sâu trong tiềm thức.
- Cảm nghĩ về một số đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ: Thể thơ tám chữ với vần nhịp linh hoạt rất phù hợp để diễn tả tâm tình của người mẹ đối với quê hương, của người con đối với mẹ và miền quê của mẹ. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị; hình ảnh thơ gần gũi, không cầu kì chau chuốt, đôi chỗ còn có phần đơn sơ, chân chất: đòn roi mẹ chẳng sợ, đầu trần, chân sáo chạy khắp thôn.... Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu cảm, tự sự đan xen miêu tả giúp cho người đọc dễ dàng hình dung hành trình và những xúc cảm của người con khi được theo mẹ về thăm quê ngoại. Nổi bật nhất trong bài thơ là biện pháp điệp ngữ nơi... gợi về một miền quê nơi gắn liền với ấu thơ đời mẹ, nơi có ngoại yêu thương tần tảo nhọc nhằn, nơi dẫu sau này mẹ rất ít về thăm nhưng đã in sâu trong tiềm thức của mẹ.
* Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ. Quê của mẹ... là tâm sự của một người con tha thiết yêu thương mẹ, yêu miền quê của mẹ. Với chức năng luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, bài thơ bồi đắp cho người đọc tình yêu quê hương, tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 7 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
Đề tài của đoạn trích:
- Nhân vật anh hùng thời chiến.
- Hoặc: Chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Lời giải
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Triển khai nội dung bài văn:
Có thể viết bài theo hướng sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ.
+ Hồ Chí minh là một vị cha già của dân tộc, một người cha của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh là một nhà chính trị hay một nhà lãnh đạo mà Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ rất nổi tiếng .
+ “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ nổi tiếng trong thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứu tuyệt Đường luật, thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ.
* Thân bài:
- Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Bó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.
Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó vô cùng thiếu thốn, gian khổ.
- Phép đối chỉnh: sáng - tối, ra - vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác khi ở Pác Bó. “Suối” và “hang” là 2 địa điểm làm việc, sinh hoạt chính của Bác, đây đều là những nơi hoang dã ẩn chứa nhiều nguy hiểm, khó khăn. Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.
→ Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, rình rập hiểm nguy nơi núi rừng hoang dã.
Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, sống hào hợp với thiên nhiên của Bác.
- Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc sống của mình, bởi đối với Bác, một cuộc sống giữa chốn thiên nhiên hoang dã là điều mà Bác luôn mong ước. Điều đó xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, khao khát muốn sống hòa mình với thiên nhiên để cảm nhận những gì tinh túy nhất của đất trời.
- Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang của người làm cách mạng.
→ “Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là tâm hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pác Bó đã vượt qua một hành trình dài của lịch sử. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về một lí tưởng cao đẹp. Bởi vậy, đọc “Tức cảnh Pác Bó”, người đọc cảm nhận được bài thơ như một nhật kí bằng thơ ghi lại cuộc sống của Người nơi núi rừng Việt Bắc. Từ đó, chúng ta nhận ra và kính trọng một nhân cách cao đẹp – nhân cách Hồ Chí Minh trong một cuộc sống rất đỗi đời thường.
- Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hàm súc, cô đọng.
+ Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác
+ Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
+ Nhan đề bài thơ có ý nghĩa thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm:Tức cảnh: Người viết bất chợt bắt gặp một sự việc, một cảnh tượng cụ thể mà nảy sinh cảm hứng sáng tác nên bài thơ. Nhan đề bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh hoạt động cách mạng bí mật khó khăn, gian khổ ở Pác Bó....
* Kết bài
- Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
+ Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ giản dị, mộc mạc, thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời trong con người Bác.
+ Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ lãnh tục vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nghệ sĩ tài năng, hội tụ được tinh hoa dân tộc, khí thế thời đại
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.