Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(Tóm tắt phần trước: Tất Thành là học sinh trường Quốc học Huế. Một hôm đang trong lớp học, Tất Thành nghe thấy ngoài đường tiếng dân chúng đang biểu tình đòi bỏ sưu, giảm thuế. Bất chấp sự cấm cản của thầy Hiệu trưởng, Tất Thành trốn ra ngoài đường để phiên dịch giúp đồng bào trước quan Tây).
Thành nói to bằng tiếng Pháp:
- Đồng bào tôi đòi bỏ sưu thuế, đòi có cơm ăn như dân Pháp đòi bánh mì. Tiến lên đồng bào ơi.
Đồng bào ào lên, hô lớn các yêu sách. Tên Đờ La-xuýt hạ lệnh đàn áp. Tiếng súng, tiếng dùi cui xả xuống những khối người thân mình trần trụi nghe lộp bộp như trận mưa đá.
Tất Thành lách người dưới làn dùi cui, họng súng chạy ra hướng gần bờ sông. Những người bị thương đang được dìu khiêng ra. Thành thấy một người máu chảy ướt đầm từ đầu xuống vai. Thành chưa kịp gọi thì anh đã khuỵu xuống. Thành chẳng kịp tính toán, cởi ngay tấm áo mặc bên trong của mình, xé từng mảnh lau máu cho nạn nhân. Một vết thương rách thịt trên góc trán bên trái dài quá đốt ngón tay. Anh băng bó cho nạn nhân. Thành gọi một người nữa khiêng nạn nhân vào nhà gần đấy. Bệnh nhân vừa mở mắt nhìn rồi nhắm nghiền ngay lại. Một nhóm người chạy đến:
- Cảm tạ quý cậu giàu lòng thương người!... Người làng chúng tôi đây mà. Đau khổ quá cậu ơi!
Thành trao người bị thương cho họ. Anh đi về phía trường Quốc học.
(Lược phần giữa: Vì tham gia hoạt động biểu tình, Tất Thành bị bọn Tây lùng bắt. Anh quyết định bỏ học và nung nấu ý định tìm đường đi xa. Được cha ủng hộ, Tất Thành được một người bạn của cha giúp đỡ xin cho vào dạy học ở trường Dục Thanh ở Phan Thiết để tìm cơ hội thực hiện chí lớn. Một chiều, thầy Thành đang một mình dạo bước trên bãi biển, bỗng gặp lại người từng được anh giúp đỡ lúc ở Huế).
- Thưa thầy giáo, tui là phu khuân vác bến cảng Nhà Rồng. Thỉnh thoảng đi một chuyến ra đây ăn nước mắm. Tôi nhìn thầy rất quen mà chưa nhớ ra được.
Hai người bước dọc bờ sông. Trăng rằm ửng lên màu hoa mướp. Dòng sông loáng loáng ánh bạc. Người phu thuyền thỉnh thoảng nhìn thầy Thành như để tìm kiếm nhớ lại một kỉ niệm xa xôi. Anh dè dặt hỏi:
- Thầy có ra Huế lần mô không?
- Tôi có học ở Huế.
- Rứa thì… - Người phu thuyền xoa xoa hai bàn tay - Thầy học ở Huế năm mô hề?
- Tôi ở Huế khá lâu. Tôi mới xa Huế cuối năm 1908 vô đây.
Người phu thuyền dừng bước, hai tay ôm chầm lấy cánh tay thầy giáo Thành:
- Thầy giáo ơi! Đúng là đây rồi! Tui đã không lầm. Thầy là người đã cứu tui lúc bị bọn lính Tây đánh dập đầu. - Anh vén tóc - Đây nì, viết sẹo ở góc trái ni, tôi quên răng được người học trò đã xé áo của mình băng bó cứu tôi… Đúng thầy là ân nhân của tui.
Thầy Thành đã nhớ ra người bị khủng bố trong cuộc xuống đường đấu tranh ở Huế hiện đang đi bên cạnh nhưng thầy vẫn giữ thái độ bình thản. Thầy nói:
- Gặp cảnh ấy, bất cứ ai còn nhớ đến nghĩa đồng bào thì đều xắn tay vào cùng chia sẻ. Cho nên, anh đừng coi việc đó là ân nhân của mình.
… - Tư Lê ni đã một lần đổ máu bên cầu Tràng Tiền, thầy là đấng cứu khổ cứu nạn tôi từ lúc đó.
(Sơn Tùng, Trích Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng,
NXB Kim Đồng, tr.67,68- 117,118)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(Tóm tắt phần trước: Tất Thành là học sinh trường Quốc học Huế. Một hôm đang trong lớp học, Tất Thành nghe thấy ngoài đường tiếng dân chúng đang biểu tình đòi bỏ sưu, giảm thuế. Bất chấp sự cấm cản của thầy Hiệu trưởng, Tất Thành trốn ra ngoài đường để phiên dịch giúp đồng bào trước quan Tây).
Thành nói to bằng tiếng Pháp:
- Đồng bào tôi đòi bỏ sưu thuế, đòi có cơm ăn như dân Pháp đòi bánh mì. Tiến lên đồng bào ơi.
Đồng bào ào lên, hô lớn các yêu sách. Tên Đờ La-xuýt hạ lệnh đàn áp. Tiếng súng, tiếng dùi cui xả xuống những khối người thân mình trần trụi nghe lộp bộp như trận mưa đá.
Tất Thành lách người dưới làn dùi cui, họng súng chạy ra hướng gần bờ sông. Những người bị thương đang được dìu khiêng ra. Thành thấy một người máu chảy ướt đầm từ đầu xuống vai. Thành chưa kịp gọi thì anh đã khuỵu xuống. Thành chẳng kịp tính toán, cởi ngay tấm áo mặc bên trong của mình, xé từng mảnh lau máu cho nạn nhân. Một vết thương rách thịt trên góc trán bên trái dài quá đốt ngón tay. Anh băng bó cho nạn nhân. Thành gọi một người nữa khiêng nạn nhân vào nhà gần đấy. Bệnh nhân vừa mở mắt nhìn rồi nhắm nghiền ngay lại. Một nhóm người chạy đến:
- Cảm tạ quý cậu giàu lòng thương người!... Người làng chúng tôi đây mà. Đau khổ quá cậu ơi!
Thành trao người bị thương cho họ. Anh đi về phía trường Quốc học.
(Lược phần giữa: Vì tham gia hoạt động biểu tình, Tất Thành bị bọn Tây lùng bắt. Anh quyết định bỏ học và nung nấu ý định tìm đường đi xa. Được cha ủng hộ, Tất Thành được một người bạn của cha giúp đỡ xin cho vào dạy học ở trường Dục Thanh ở Phan Thiết để tìm cơ hội thực hiện chí lớn. Một chiều, thầy Thành đang một mình dạo bước trên bãi biển, bỗng gặp lại người từng được anh giúp đỡ lúc ở Huế).
- Thưa thầy giáo, tui là phu khuân vác bến cảng Nhà Rồng. Thỉnh thoảng đi một chuyến ra đây ăn nước mắm. Tôi nhìn thầy rất quen mà chưa nhớ ra được.
Hai người bước dọc bờ sông. Trăng rằm ửng lên màu hoa mướp. Dòng sông loáng loáng ánh bạc. Người phu thuyền thỉnh thoảng nhìn thầy Thành như để tìm kiếm nhớ lại một kỉ niệm xa xôi. Anh dè dặt hỏi:
- Thầy có ra Huế lần mô không?
- Tôi có học ở Huế.
- Rứa thì… - Người phu thuyền xoa xoa hai bàn tay - Thầy học ở Huế năm mô hề?
- Tôi ở Huế khá lâu. Tôi mới xa Huế cuối năm 1908 vô đây.
Người phu thuyền dừng bước, hai tay ôm chầm lấy cánh tay thầy giáo Thành:
- Thầy giáo ơi! Đúng là đây rồi! Tui đã không lầm. Thầy là người đã cứu tui lúc bị bọn lính Tây đánh dập đầu. - Anh vén tóc - Đây nì, viết sẹo ở góc trái ni, tôi quên răng được người học trò đã xé áo của mình băng bó cứu tôi… Đúng thầy là ân nhân của tui.
Thầy Thành đã nhớ ra người bị khủng bố trong cuộc xuống đường đấu tranh ở Huế hiện đang đi bên cạnh nhưng thầy vẫn giữ thái độ bình thản. Thầy nói:
- Gặp cảnh ấy, bất cứ ai còn nhớ đến nghĩa đồng bào thì đều xắn tay vào cùng chia sẻ. Cho nên, anh đừng coi việc đó là ân nhân của mình.
… - Tư Lê ni đã một lần đổ máu bên cầu Tràng Tiền, thầy là đấng cứu khổ cứu nạn tôi từ lúc đó.
(Sơn Tùng, Trích Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng,
NXB Kim Đồng, tr.67,68- 117,118)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản thuộc thể loại: Truyện lịch sử.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định nhân vật chính của đoạn trích và cho biết nhân vật chính được khắc hoạ ở những phương diện nào?
Xác định nhân vật chính của đoạn trích và cho biết nhân vật chính được khắc hoạ ở những phương diện nào?
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật chính: Tất Thành/ Thầy giáo Thành.
- Nhân vật chính được khắc hoạ ở những phương diện:
+ Hành động, cử chỉ
+ Lời nói
+ Suy nghĩ
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác.
Câu 3:
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của những từ ngữ địa phương xuất hiện trong lời nói của nhân vật Tư Lê.
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của những từ ngữ địa phương xuất hiện trong lời nói của nhân vật Tư Lê.
Lời giải của GV VietJack
- Những từ ngữ địa phương xuất hiện trong lời nói của nhân vật Tư Lê: tui, ăn, mô, rứa, mô hề, nì, ni, răng,…
- Tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ địa phương:
+ Tạo ra sắc thái, tô đậm đặc trưng vùng miền của nhân vật Tư Lê là người địa phương miền Trung.
+ Giúp cách diễn đạt thêm gần gũi, thân quen và sinh động như lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Thể hiện ngôn ngữ đặc trưng của truyện lịch sử: lời nhân vật thể hiện rõ địa phương, thời đại được miêu tả.
Câu 4:
Trong đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Tất Thành có những phẩm chất tốt đẹp gì?
Trong đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Tất Thành có những phẩm chất tốt đẹp gì?
Lời giải của GV VietJack
Trong đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Thành có những phẩm chất tốt đẹp như:
- Có tinh thần dân tộc, luôn yêu thương và đứng về phía đồng bào, quần chúng bị áp bức.
- Có lòng dũng cảm, bản lĩnh, không sợ sức mạnh đàn áp của quan Tây hay sự cấm cản của thầy Hiệu trưởng.
- Có lòng nhân hậu, yêu thương mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn một cách vô điều kiện.
- Sống vô tư, hào hiệp, giúp đỡ mà không cần người khác ghi ơn, trả ơn.
- …
Câu 5:
Hành động giúp đỡ người bị thương không hề tính toán của Tất Thàn là cơ duyên của một tình bạn đẹp sau này giữa Tất Thành và Tư Lê. Vậy trong cuộc sống ngày nay, em nên làm gì để có được tình bạn đẹp?
Hành động giúp đỡ người bị thương không hề tính toán của Tất Thàn là cơ duyên của một tình bạn đẹp sau này giữa Tất Thành và Tư Lê. Vậy trong cuộc sống ngày nay, em nên làm gì để có được tình bạn đẹp?
Lời giải của GV VietJack
Gợi ý một số việc nên làm để có tình bạn đẹp:
- Kết bạn, chơi với bạn bằng tình cảm chân thành, vô tư, trong sáng.
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với bạn khi bạn gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Cởi mở, thân thiện khi gặp gỡ những người bạn mới.
- Không toan tính, đố kị hay làm những điều xấu với bạn bè.
- Cùng nhau học tập, rèn luyện để cùng tiến bộ trong cuộc sống.
- …
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
- Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá của quê hương, đất nước mình.
c. Triển khai nội dung bài văn tự sự
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một chuyến đi:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về chuyến đi.
- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.
* Thân bài: Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định:
- Nêu mục đích, lí do em tham gia chuyến đi đó.
- Kể về sự chuẩn bị cho chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, chuẩn bị những gì...).
- Kể về quá trình diễn ra chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).
- Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi.
Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh để kể lại.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau chuyến đi.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết đoạn văn, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo:
Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi, có cách diễn đạt mới mẻ.
Lời giải
- Nhân vật chính: Tất Thành/ Thầy giáo Thành.
- Nhân vật chính được khắc hoạ ở những phương diện:
+ Hành động, cử chỉ
+ Lời nói
+ Suy nghĩ
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.