Câu hỏi:

24/07/2025 10 Lưu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trải cuộc đời nặng những lo toan

Vầng trán rộng hằn sâu vất vả

Gió sương ngang bạc màu tóc mẹ

Tháng năm dài trăng khuyết lưng cong

 

Gió vô tình lay ngọn lửa hồng

Thân cò lả bay qua giông tố

Quãng đường xưa vượt ngàn gian khổ

Ghép vụn lành để ấp iu con

 

Ánh dương tà dần xuống đầu non

Lo đêm đông lạnh tràn ngõ vắng

Sợ bấc phủ nếp nhà trầm lặng

Sợ mây che khuất dạng trăng ngà

 

Mong an lành trên khắp gần xa

Chữ cù lao chưa tròn ân trả

Biển bao la tạc lòng ghi dạ

Nghĩa một đời nguyện khắc tim con.

(Trích Mẹ, Hạnh Ngọc)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

 Văn bản được viết theo thể thơ nào? Vì sao?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: 7 chữ.

- Vì mỗi dòng thơ có 7 chữ.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ mà tác giả đã sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? Qua những từ ngữ đó, người mẹ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật người con?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- HS nêu được ít nhất 3 hình ảnh khắc họa người mẹ.

(Chẳng hạn: cuộc đời nặng những lo toan, vầng trán rộng hằn sâu vất vả, bạc màu mái tóc, lưng cong,…

HS nêu được 2 hình ảnh cho 0,25 điểm)

- HS nêu được cảm nhận về người mẹ qua các hình ảnh: cuộc đời mẹ vất vả, nhọc nhằn, tần tảo và giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương,…

Câu 3:

 Qua văn bản trên, em rút ra được thông điệp sâu sắc nhất? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- HS nêu được thông điệp sâu sắc nhất với bản thân.

Ví dụ: Hãy luôn ghi nhớ, trân trọng công ơn sinh thành, dưỡng dục và hi sinh thầm lặng của mẹ.

- Đưa ra lí giải phù hợp (2 lí giải được điểm tối đa).

Ví dụ:

+ Cả bài thơ là lời tri ân, ngợi ca sự hi sinh, tảo tần và tình yêu thương bao la mà người mẹ dành cho con suốt cuộc đời.

+ Tác giả đã khắc họa chân thực và cảm động hình ảnh người mẹ từ ngoại hình đến tâm hồn.

+ Những hình ảnh như “lưng cong”, “tóc bạc”, “ngọn lửa hồng”, “thân cò lả” và “nghĩa một đời” làm nổi bật tình cảm thiêng liêng, bất diệt của mẹ, thôi thúc người con luôn “khắc tim” công ơn ấy,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

- Đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một chuyến đi em nhớ mãi không quên.

c. Triển khai nội dung bài văn tự sự:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một chuyến đi:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về chuyến đi.

- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

* Thân bài: Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định:

- Nêu mục đích, lí do em tham gia chuyến đi đó.

- Kể về sự chuẩn bị cho chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, chuẩn bị những gì...).

- Kể về quá trình diễn ra chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi.

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh để kể lại.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau chuyến đi.

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết đoạn văn, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi, có cách diễn đạt mới mẻ.

Lời giải

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Nội dung: Học sinh nêu được cảm nhận của bản thân về đoạn thơ:

+ Hình ảnh mẹ (khai thác qua các hình ảnh biểu tượng, biện pháp tu từ, ... ): vất vả, khó khăn, nhọc nhằn; luôn yêu thương, hi sinh, chăm lo cho con.

+ Tình cảm của con dành cho mẹ: kính yêu, biết ơn, ...

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP