Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CÂY BÀNG KHÔNG RỤNG LÁ
Phố tôi có một cây bàng. […] Nhưng cây bàng này thật chẳng có gì là đặc biệt. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xòa ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau ba, bốn tầng. […] Song, đến một ngày nọ (là ngày bao nhiêu, tôi quên mất rồi) khi tôi đã biết suy nghĩ, tôi mới nhận ra được một điều rất lạ: “Cây bàng không rụng lá”.
Thế thì tài thật. Đã có lần, tôi đứng chờ ở dưới gốc khá lâu mà chẳng thấy có cái lá nào rụng xuống cả. Tôi nhớ rằng, cách đây ít lâu, cây bàng trụi thùi lụi, cành đâm dọc đâm ngang, có bói cả ngày cũng không ra một cái lá nào. Vậy thì bấy nhiêu lá đã biến đi đâu?
Lạ xiết bao khi một lần tôi thoáng trông thấy một chiếc lá bàng vừa rời cành, chao xuống gốc. Tôi vội vàng chạy hết bốn mươi tư bậc thang xuống đến nơi, thì chẳng thấy chiếc lá nào trên mặt đường hết cả…
Sực nhớ tới câu chuyện “Quả táo vàng” mà tôi đã đọc trong sách, tôi ngờ rằng có lẽ phải dùng gậy vàng, giỏ bạc để chọc và hứng mới lấy được cái lá bàng ấy chăng? Hẳn khi lìa cành, lúc chạm phải mặt đất là chiếc lá biến ngay đi?
Tuy rất ham đọc truyện cổ tích, nhưng tôi chưa thể tin ngay rằng chiếc lá bàng kia đã chui vào trong lòng đất.
Vậy thì cái lá ấy nó có rụng không?
Tôi đem chuyện đó hỏi bố tôi. Bố tôi là một thầy giáo, hẳn bố tôi biết rõ hơn tôi nhiều điều.
Nghe tôi kể xong, bố tôi hơi nhíu đôi lông mày, từ từ đứng dậy.
- Nào, con ra đây.
Hai bố con tôi cùng đứng ngoài hành lang, nhìn xuống đường phố. Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non… […]
Bố tôi bảo tôi mặc quần dài vào rồi đi xuống gác.
Trời đã khuya khuya, quãng gần mười một giờ rồi thì phải.
Xuống tới mặt đường, tôi đứng sững lại. Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Thật là lạ, lá rơi nhiều thế này mà đến sáng mai, tuyệt không còn một cái! Xa xa… đâu tận cuối phố, tôi nghe thấy tiếng chổi tre khua loạt soạt. Từ nãy, bố tôi chỉ đứng yên. Tôi ngước nhìn, dò hỏi. Bố tôi nói khẽ:
- Con có nghe thấy gì không?
- Có ạ. Tiếng chổi tre.
- Đó, những chiếc lá sẽ đi theo cái chổi tre ấy đấy…
Cùng lúc, tôi nhìn thấy hai bác công nhân mặc áo khoác xanh, miệng đeo khẩu trang trắng, đang vừa đi vừa quét đường phố và cúi nhặt những chiếc lá rơi bỏ vào thùng rác có bánh xe…
Tôi vụt hiểu tất cả: vì sao cây bàng không rụng lá. […]
Khác với mọi lần, buổi nay tới lớp, tôi bước chầm chậm để nhìn được kĩ những cây bàng. Cây bàng có rụng lá. Những cái lá ấy không chui vào trong lòng đất mà được các bác công nhân của thành phố quét sạch, mang đi. Thế ra, khi tôi ngủ rồi, vẫn có người làm việc. Nếu không có người làm việc trong đêm, quét những cái lá rụng ấy đi, thì thành phố sẽ ngập lá bàng…
Từ trên cây, một chiếc lá nhẹ nhàng chao xuống. Chiếc lá vừa chạm đất, tôi vội nhặt ngay lên bỏ vào thùng rác. Tôi vụt nhớ ra cái lần tôi chạy hết bốn mươi bậc thang để đuổi theo chiếc lá mà không thấy.
Cầm chiếc lá trong tay, tôi hiểu rằng tôi không phải là đứa trẻ đầu tiên đã nhặt lá rơi cho sạch sẽ đường phố. Và, chắc chắn rằng, tôi cũng không phải là đứa cuối cùng.
Tôi không có chổi tre để quét đường phố. Nhưng tôi rất sẵn sàng làm công việc đó để quét hết những chiếc lá rơi cho thành phố của tôi đẹp đẽ. Và, còn để cho những đứa trẻ nào đấy, cũng bằng tuổi tôi, ngỡ rằng cây bàng không rụng lá…
(Phong Thu, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2023, tr.9-14)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CÂY BÀNG KHÔNG RỤNG LÁ
Phố tôi có một cây bàng. […] Nhưng cây bàng này thật chẳng có gì là đặc biệt. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xòa ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau ba, bốn tầng. […] Song, đến một ngày nọ (là ngày bao nhiêu, tôi quên mất rồi) khi tôi đã biết suy nghĩ, tôi mới nhận ra được một điều rất lạ: “Cây bàng không rụng lá”.
Thế thì tài thật. Đã có lần, tôi đứng chờ ở dưới gốc khá lâu mà chẳng thấy có cái lá nào rụng xuống cả. Tôi nhớ rằng, cách đây ít lâu, cây bàng trụi thùi lụi, cành đâm dọc đâm ngang, có bói cả ngày cũng không ra một cái lá nào. Vậy thì bấy nhiêu lá đã biến đi đâu?
Lạ xiết bao khi một lần tôi thoáng trông thấy một chiếc lá bàng vừa rời cành, chao xuống gốc. Tôi vội vàng chạy hết bốn mươi tư bậc thang xuống đến nơi, thì chẳng thấy chiếc lá nào trên mặt đường hết cả…
Sực nhớ tới câu chuyện “Quả táo vàng” mà tôi đã đọc trong sách, tôi ngờ rằng có lẽ phải dùng gậy vàng, giỏ bạc để chọc và hứng mới lấy được cái lá bàng ấy chăng? Hẳn khi lìa cành, lúc chạm phải mặt đất là chiếc lá biến ngay đi?
Tuy rất ham đọc truyện cổ tích, nhưng tôi chưa thể tin ngay rằng chiếc lá bàng kia đã chui vào trong lòng đất.
Vậy thì cái lá ấy nó có rụng không?
Tôi đem chuyện đó hỏi bố tôi. Bố tôi là một thầy giáo, hẳn bố tôi biết rõ hơn tôi nhiều điều.
Nghe tôi kể xong, bố tôi hơi nhíu đôi lông mày, từ từ đứng dậy.
- Nào, con ra đây.
Hai bố con tôi cùng đứng ngoài hành lang, nhìn xuống đường phố. Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non… […]
Bố tôi bảo tôi mặc quần dài vào rồi đi xuống gác.
Trời đã khuya khuya, quãng gần mười một giờ rồi thì phải.
Xuống tới mặt đường, tôi đứng sững lại. Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Thật là lạ, lá rơi nhiều thế này mà đến sáng mai, tuyệt không còn một cái! Xa xa… đâu tận cuối phố, tôi nghe thấy tiếng chổi tre khua loạt soạt. Từ nãy, bố tôi chỉ đứng yên. Tôi ngước nhìn, dò hỏi. Bố tôi nói khẽ:
- Con có nghe thấy gì không?
- Có ạ. Tiếng chổi tre.
- Đó, những chiếc lá sẽ đi theo cái chổi tre ấy đấy…
Cùng lúc, tôi nhìn thấy hai bác công nhân mặc áo khoác xanh, miệng đeo khẩu trang trắng, đang vừa đi vừa quét đường phố và cúi nhặt những chiếc lá rơi bỏ vào thùng rác có bánh xe…
Tôi vụt hiểu tất cả: vì sao cây bàng không rụng lá. […]
Khác với mọi lần, buổi nay tới lớp, tôi bước chầm chậm để nhìn được kĩ những cây bàng. Cây bàng có rụng lá. Những cái lá ấy không chui vào trong lòng đất mà được các bác công nhân của thành phố quét sạch, mang đi. Thế ra, khi tôi ngủ rồi, vẫn có người làm việc. Nếu không có người làm việc trong đêm, quét những cái lá rụng ấy đi, thì thành phố sẽ ngập lá bàng…
Từ trên cây, một chiếc lá nhẹ nhàng chao xuống. Chiếc lá vừa chạm đất, tôi vội nhặt ngay lên bỏ vào thùng rác. Tôi vụt nhớ ra cái lần tôi chạy hết bốn mươi bậc thang để đuổi theo chiếc lá mà không thấy.
Cầm chiếc lá trong tay, tôi hiểu rằng tôi không phải là đứa trẻ đầu tiên đã nhặt lá rơi cho sạch sẽ đường phố. Và, chắc chắn rằng, tôi cũng không phải là đứa cuối cùng.
Tôi không có chổi tre để quét đường phố. Nhưng tôi rất sẵn sàng làm công việc đó để quét hết những chiếc lá rơi cho thành phố của tôi đẹp đẽ. Và, còn để cho những đứa trẻ nào đấy, cũng bằng tuổi tôi, ngỡ rằng cây bàng không rụng lá…
(Phong Thu, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2023, tr.9-14)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Quảng cáo
Trả lời:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo tác giả, vì sao nhân vật “tôi” lại nghĩ rằng cây bàng không rụng lá?
Theo tác giả, vì sao nhân vật “tôi” lại nghĩ rằng cây bàng không rụng lá?
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật “tôi” nghĩ rằng cây bàng không rụng lá vì: không bao giờ thấy có cái lá bàng nào rụng xuống mặt đất.
Câu 3:
Xác định từ láy trong câu văn sau: “Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.”
Xác định từ láy trong câu văn sau: “Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện.”
Lời giải của GV VietJack
- Từ láy: la liệt, lung linh.
Câu 4:
Chi tiết chiếc lá bàng “biến mất” khi vừa rơi xuống mặt đất thể hiện điều gì về tâm hồn nhân vật “tôi”?
Chi tiết chiếc lá bàng “biến mất” khi vừa rơi xuống mặt đất thể hiện điều gì về tâm hồn nhân vật “tôi”?
Lời giải của GV VietJack
- HS nhận xét phù hợp về tâm hồn của nhân vật “tôi” qua chi tiết chiếc lá bàng “biến mất” khi vừa chạm phải mặt đất: ngây thơ, hồn nhiên, có trí tưởng tượng phong phú …
Câu 5:
Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu văn:
Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non…
Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu văn:
Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non…
Lời giải của GV VietJack
- BPTT nhân hóa: cây bàng ngủ yên
- Tác dụng:
+ Làm cho hình ảnh cây bàng hiện lên sinh động, có hành động, trạng thái giống như con người: ngủ yên; gợi hình ảnh một cây bàng an yên trong giấc ngủ; cây bàng trở thành một nhân vật sống động, có tâm hồn và cảm xúc …
+ Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn.
+ Thể hiện trí tưởng tượng, óc liên tưởng phong phú, sự quan sát tinh tế của tác giả,…
Câu 6:
Chủ đề chính của truyện ngắn “Cây bàng không rụng lá” là gì?
Chủ đề chính của truyện ngắn “Cây bàng không rụng lá” là gì?
Lời giải của GV VietJack
- Chủ đề chính của truyện: Ca ngợi những con người lao động thầm lặng, làm giàu đẹp cho cuộc đời chung.
Câu 7:
Từ nội dung câu chuyện trên, em sẽ làm gì để ngôi trường của mình thêm sạch đẹp hơn? (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 5-7 dòng)
Từ nội dung câu chuyện trên, em sẽ làm gì để ngôi trường của mình thêm sạch đẹp hơn? (Trả lời bằng đoạn văn khoảng 5-7 dòng)
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu được ít nhất 2 việc làm cụ thể của bản thân, góp phần làm cho ngôi trường thêm sạch đẹp. (Câu hỏi vận dụng có tính mở, chấp nhận những câu trả lời mà học sinh đưa ra phù hợp)
- Trình bày câu trả lời bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.
Hot: Học hè online Toán, Văn, Anh...lớp 1-12 tại Vietjack với hơn 1 triệu bài tập có đáp án. Học ngay
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD lớp 8 (chương trình mới) ( 60.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 8 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
- Trọng tâm Văn - Sử - Địa - GDCD và Toán - Anh - KHTN lớp 7 (chương trình mới) ( 120.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
a. Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Tự sự.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa hoặc một hoạt động xã hội.
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
* Xác định được các ý chính của bài viết:
- Giới thiệu chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa hoặc một hoạt động xã hội sẽ kể.
- Nêu ấn tượng ban đầu/mục đích chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa/ hoạt động xã hội.
- Nêu những thông tin khái quát về chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa/ hoạt động xã hội: đơn vị tổ chức thời gian địa điểm, mục đích chuyến đi/hoạt động, …,
- Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lý có kết hợp với việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.
- Khẳng định ý nghĩa/kết quả của chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa /hoạt động xã hội.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của bản thân về chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa/ hoạt động xã hội đã tham gia.
* Bài viết đảm bảo các yêu cầu:
- Trình bày đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài kể chuyện.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để kể.
- Các ý đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến đi/ hoạt động xã hội.
- Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến đi/ hoạt động xã hội để lại được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm.
- Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm/miêu tả hoặc cả hai yếu tố này.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi, có cách diễn đạt mới mẻ.
Lời giải
- Nhân vật “tôi” nghĩ rằng cây bàng không rụng lá vì: không bao giờ thấy có cái lá bàng nào rụng xuống mặt đất.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.