Câu hỏi:
13/07/2024 7,735Có 5 lọ đánh số từ (1) đến (5), mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, (CH3COO)2Ba, Al2(SO4)3, NaOH và Ba(OH)2. Biết:
- Rót dung dịch từ lọ (4) vào lọ (3) hoặc (5) đều tạo kết tủa.
- Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt.
- Rót từ từ đến dư dung dịch lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.
Xác định chất tương ứng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Có 5 lọ: Na2SO4, (CH3COO)2Ba, Al2(SO4)3, NaOH và Ba(OH)2
Rót từ từ các chất từ lọ này vào lọ khác ta có bảng sau:
Dấu ‘ – ‘ thể hiện không có phản ứng xảy ra.
Từ giả thiết bài toán:
- Rót dung dịch từ lọ (4) vào lọ (3) hoặc (5) đều tạo kết tủa => lọ (4) có thể là Na2SO4 hoặc (CH3COO)2Ba vì từ bảng ta thấy 2 chất này cùng tạo 2 kết tủa với các chất khác.
- Rót từ từ đến dư dd trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt => lọ (2) là NaOH; lọ (1) là Al2(SO4)3
- Rót từ từ đến dư dd lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần => lọ (5) là Ba(OH)2 và lọ (1) là Al2(SO4)3.
- Từ lọ (5) là Ba(OH)2 => lọ (4) là Na2SO4 => lọ (3) là (CH3COO)2Ba
Kết luận: Vậy thứ tự các lọ là:
(1) Al2(SO4)3
(2) NaOH
(3) (CH3COO)2Ba
(4) Na2SO4
(5) Ba(OH)2
Các phản ứng hóa học xảy ra:
Na2SO4 + (CH3COO)2Ba → BaSO4↓ + 2CH3COONa
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH
6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
NaOH dư + Al(OH)3↓ → NaAlO2 + 2H2O
Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaSO4↓ (không tan khi cho Ba(OH)2 dư)
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3↓ → Ba(AlO2)2 + 4H2O
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy cho biết thành phần chính của thủy tinh. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình sản xuất thủy tinh từ các nguyên liệu là cát trắng, sôđa và đá vôi.
Câu 2:
Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) quy định: nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí coi như không khí bị ô nhiễm SO2. Khi phân tích 50 lít không khí một thành phố thấy có 0,012 mg SO2. Không khí thành phố có bị ô nhiễm SO2 không? Vì sao?
Câu 3:
Hình bên là bộ dụng cụ dùng để điều chế một số khí trong phòng thí nghiệm.
(a) Khí C nào trong số các khí sau: H2, C2H2, SO2, Cl2, CO và HCl có thể được điều chế bằng bộ dụng cụ bên?
(b) Hãy chọn các chất A và B tương ứng để điều chế các khí C được chọn và viết các phương trình hóa học tương ứng.
Câu 4:
Nhỏ từ từ 300 ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa a gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch X thu được 20 gam kết tủa. Tính a.
Câu 5:
Cho biết A, B, C là các hợp chất vô cơ của natri. Cho dung dịch A lần lượt tác dụng với dung dịch B, C thu được các chất khí tương ứng X, Y. Biết X, Y đều tác dụng được với dung dịch kiềm, dX/Y = 16/11. Xác định các chất A, B, C, X và Y. Viết phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm anken A ( CnH2n) và ankin B (CmH2m-2):
- Biết 0,5 mol hỗn hợp X phản ứng tối đa với 0,8 mol H2.
- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dung dịch nước vôi trong thấy có 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 7,48 gam so với ban đầu. Lọc bỏ kết tủa, thêm tiếp lượng dư dung dịch KOH vào dung dịch nước lọc thu được thêm 2,5 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của A và B và tính m.
về câu hỏi!