Câu hỏi:
13/03/2020 216Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch pôlinucleotit luôn được kéo dài theo chiều 5’ → 3’.
II. Các gen trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
III. Trong operon Lac, các gen Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau.
IV. Ở sinh vật nhân sơ, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra đồng thời.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án C.
I đúng. Mạch polinucleotit mới luôn được kéo dài theo chiều 5’ → 3’. Vì quá trình tổng hợp, các nucleotit tự do được enzim gắn vào đầu 3’OH của mạch đang tổng hợp. Cho nên sẽ kéo dài về phía 3’OH.
II sai. Gen trong tế bào chất (ở bào quan ti thể, lục lạp) nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhân cho nên số lần nhân đôi của ADN trong nhân thường ít hơn số lần nhân đôi của ADN trong tế bào chất.
III đúng. Vì các gen Z, Y, A có chung một cơ chế điều hòa cho nên luôn có số lần phiên mã bằng nhau. IV đúng. Sinh vật nhân sơ không có giai đoạn hoàn thiện mARN nên đang phiên mã thì tiến hành dịch mã ngay.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một loài có bộ NST 2n = 14 thì tế bào sinh dưỡng của thể ba có bao nhiêu NST?
Câu 2:
Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể?
Câu 3:
Trong thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 4:
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
Câu 5:
Ở một loài thú, A quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp; B quy định có sừng trội hoàn toàn so với b quy định không sừng; cả hai cặp gen này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Cho con đực chân thấp, không sừng giao phối với con cái chân cao, có sừng (P), thu được F1 có 15% cá thể cái chân thấp, không sừng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Con cái đời P có kiểu gen XAbXaB và tần số hoán vị là 40%.
II. Số loại kiểu hình của con đực và con cái F1 là giống nhau.
III. F1 có kiểu gen giống mẹ chiếm tỉ lệ 15%.
IV. Nếu cho F1 giao phối (hoán vị với tần số giống đời P) thì thu được F2 có kiểu hình chân thấp, không sừng chiếm tỷ lệ là 18,35%.
Câu 6:
Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử nhiễm sắc thể A và b không phân li thì các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể như thế nào?
Câu 7:
Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:
Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trường hợp (1), hai loài A và B có ổ sinh thái giao nhau hoặc trùng nhau.
II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài cua thì B có thể là loài hải quỳ sống bám trên cua.
III. Ở trường hợp (3), nếu B là một loài cây gỗ lớn thì A có thể sẽ là loài phong lan.
IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu rừng thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!