Câu hỏi:
13/07/2024 15,377Giải thích tại sao khi mở nắp chai nước ngọt có gaz lại có nhiều bóng khí thoát ra.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nguyên nhân là do khí CO2 được nén trong các chai nước ngọt này, ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi trong bảng sau:
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X hoặc Y |
Tác dụng với dung dịch HCl dư |
Đều có khí CO2 |
Y hoặc Z |
Tác dụng với dung dịch NaOH dư |
Đều có chất kết tủa |
X |
Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng |
Có chất khí thoát ra |
Z |
Tác dụng với dung dịch HCl dư |
Có kết tủa |
Biết: MX + MZ = 249; MX + MY = 225; MZ + MY = 316. Xác định công thức của các muối X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2:
Trộn đều 60,38 gam hỗn hợp X gồm BaO, BaCO3, NaHCO3 rồi chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào nước dư thu được 21,67 gam kết tủa. Phần 2 nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 26,13 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn Y vào 79,78 gam nước thu được m gam kết tủa và dung dịch Z (nước bay hơi không đáng kể). Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
a) Tìm giá trị của m và tính nồng độ phần trăm của mỗi chất tan có trong dung dich Z
b) Lấy 50 gam dung dịch Z cho tác dụng với 50 gam dung dịch Al2(SO4)3 13,68% đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được x gam kết tủa và dung dịch T. Tìm giá trị của x.
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn 10,42 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS, ZnS trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối sunfat trung hòa và có 11,2 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất thoát ra. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 43,96 gam. Tìm giá trị của m.
Câu 4:
Hỗn hợp A gồm C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH, CH3OH, H2O. Cho m gam hỗn hợp A vào bính chứa Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi đốt m gam hỗn hợp A thu được x gam CO2 và 18 gam H2O. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm giá trị của m, x.
Câu 5:
Cho 2,34 gam Mg vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 0,12M và Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 3,78 gam kết tủa và dung dịch Y chứa 3 muối. Lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 8,63 gam. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X.
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa Na dư thấy thoát ra 0,25 mol khí H2 và khối lượng bình tăng thêm 18,3 gam. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào bình chứa dung dịch NaHCO3 dư thấy thoát ra khí CO2 và khối lượng bình tăng thêm 14,4 gam. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các khí không tan trong nước và nước bay hơi không đáng kể. Xác định công thức của mỗi chất có trong hỗn hợp X.
về câu hỏi!