Câu hỏi:

13/07/2024 5,755

Cho 2,34 gam Mg vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 0,12M và Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 3,78 gam kết tủa và dung dịch Y chứa 3 muối. Lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có không khí) thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là 8,63 gam. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

nMg = 0,0975

nFe(NO3)3 = 0,03

Dung dịch Y gồm Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

Mg +    2Fe3+  Mg2+ + 2Fe2+

0,015 0,03  0,015

Mg  + Cu2+  Mg2+ + Cu

x   x         x       →x

m chất rắn tăng = -24 . 0,015 + (64-24).x = 3,78 - 2,34

=> x = 0,045

Dung dịch Y gồm Mg(NO3)2: 0,015 + x = 0,06; Fe(NO3)2: 0,03;  Cu(NO3)2: y

Kết tủa Mg(OH)2: 0,06; Fe(OH)2:0,03;  Cu(OH)2:y

mkết tủa = 0,06 . 58 + 0,03 . 90 + 98 . y = 8,63

=> y = 0,025

=> nCu(NO3)2 = 0,045 + 0,025 = 0,07

=> CM = 0,28

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Nguyên nhân là do khí CO2 được nén trong các chai nước ngọt này, ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường  việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.