Câu hỏi:
17/03/2020 1,006Tiến hành thí nghiệm theo các bước như hình vẽ dưới đây:
Bước 1: Lấy một sợi dây điện (loại lõi 1 sợi đồng, đường kính sợi đồng khoảng 0,5 mm) gọt bỏ vỏ nhựa, cuốn thành hình lò xo dài 5cm và có đoạn dài để tay cầm (1).
Bước 2: Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (2), ban đầu ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ sau đó ngọn lửa trở lại bình thường.
Bước 3: Nhúng nhanh phần lò xo vào ống nghiệm đựng clorofom CHCl3 (3) và lại đốt phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn (4).
Trong các phát biểu sau:
(a) Nếu ở bước 1 thay sợi dây đồng bằng sợi dây sắt thì ở bước 2 ngọn lửa ban đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(b) Ở bước 3, ngọn lửa ở giai đoạn đầu cũng nhuốm màu xanh lá mạ.
(c) Nếu ở bước 3 thay clorofom bằng hexan thì ngọn lửa sẽ không nhuốm màu xanh lá mạ.
(d) Nguyên nhân chính làm cho ngọn lửa ở bước 2 nhuốm màu xanh lá mạ là do có phản ứng oxi hóa etanol (bị bay hơi khi đèn cồn cháy) với CuO (bao phủ trên lõi đồng) tạo ra anđehit axetic.
Số phát biểu đúng là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án B.
« Giải thích cho cả 2 thí nghiệm: khi gọt vỏ dây điện, vẫn còn 1 ít lớp vỏ bám vào sợi dây đồng, thành phần có nhựa PVC (poli(vinyl clorua)); khi nhúng dây đồng vào dung dịch clorofom thì rõ có CHCl3 bám vào sợi dây. PVC hay clorofom là những hợp chất hữu cơ chứa Cl trong phân tử nên đốt cháy sẽ có tạo thành khí HCl, sau đó tác dụng với CuO cho ra muối CuCl2. CuCl2 là chất dễ bay hơi, dễ phân hủy hơn so với CuO nên khi bị nung nóng thì tạo thành các nguyên tử Cu khuếch tán vào ngọn lửa làm cho ngọn lửa có màu xanh lá mạ. Khi hết CuCl2 thì màu xanh lá mạ cũng hết. Theo đó:
(a) sai vì ngọn lửa màu xanh lá mạ là do Cu, nếu thay bằng sắt sẽ không có màu này nữa.
(b) đúng và (d) sai như giải thích ở trên.
(c) đúng vì hexen là C6H12 không chứa nguyên tố Cl trong phân tử.
Chỉ có 2 phát biểu đúng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế metan trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây sai?
Câu 2:
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
Câu 3:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(c) Cho nước vôi vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.
(e) Đun nóng dung dịch chứa Ca(HCO3)2.
(g) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là
Câu 4:
Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: etyl axetat, ancol etylic, axit axetic và metyl fomat và 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: 77°C; 32°C; 117,9°C; 78,3°C. Có một số phương án điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng như được trình bày trong bảng sau:
Phương án đúng là
Câu 5:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2-3 giọt etyl axetat, sau đó thêm vào ống nghiệm thứ nhất 3 ml dung dịch H2SO4 1M, ống nghiệm thứ hai 3 ml NaOH 3M, ống nghiệm thứ ba 3 ml nước cất. Bước 2: Lắc đều, sau đó đun cách thủy 3 ống nghiệm trong nồi nước nóng 75 trong 5 phút.
Bước 3: Làm lạnh các ống nghiệm về nhiệt độ thường.
Cho các phát biểu sau:
(a)Sau bước 3, chất lỏng ở ba ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b)Sau bước 3, chất lỏng ở ba ống nghiệm đều trở thành đồng nhất.
(c) Sau bước 3, có hai ống nghiệm chất lỏng trở thành đồng nhất và ở ống nghiệm còn lại chất lỏng phân thành hai lớp.
(d) Sau bước 1, có hai ống nghiệm chất lỏng phân thành hai lớp và ở ống nghiệm còn lại chất lỏng trở thành đồng nhất.
(e) Sau bước 1, chất lỏng ở cả ba ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(g) Ở bước 2,có một ống nghiệm xảy ra phản ứng thủy phân este.
Số phát biểu đúng là
Câu 6:
Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau:
Chất X, Y, Z, T lần lượt là
Câu 7:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính chất của photpho:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khói trong thí nghiệm trên chỉ chứa hơi photpho trắng.
(b) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh khả năng bốc cháy của photpho trắng dễ hơn photpho đỏ.
(c) Lá sắt đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng hóa học giữa photpho trắng với photpho đỏ.
(d) Mục đích của thí nghiệm là chứng minh khả năng bay hơi của photpho trắng dễ hơn photpho đỏ.
(e) Nếu thay đổi vị trí của photpho đỏ và photpho trắng thì sẽ có khói xuất hiện từ photpho đỏ trước.
Số phát biểu đúng là
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 11. Nguồn điện hoá học có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 12. Điện phân có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
(2024) Đề thi thử môn Hóa Sở GDĐT - Ninh Bình (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 10. Thế điện cực chuẩn của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 8. Đại cương về Polymer có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 1. Ester - lipid - chất béo có đáp án
Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 23)
về câu hỏi!