Câu hỏi:
18/03/2020 756Quan sát hình 10 và dựa vào các thông tin nêu trên để điền vào nội dung phù hợp vào bảng 10
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bảng 10. Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân
Các kì | Lần phân bào I | Lần phân bào II |
Kì đầu | Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo với nhau. | NST co xoắn cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội) |
Kì giữa | Các cặp NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | Các NST kép tập trung xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | Diễn ra sự phân li của các cặp NST kép trong vặp tương đồng về 2 cực tế bào. | NST kép phân li thành 2 NST đơn đi về 2 cực tế bào. |
Kì cuối | Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội kép. | Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
Câu 3:
Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
Câu 4:
Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2;
b) 4;
c) 8;
d) 16.
về câu hỏi!