Câu hỏi:
22/03/2020 596Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân cao; một nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:
(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phép lai.
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen này phân li độc lập.
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thì các gen này di truyền liên kết.
(4) Lai hai cây ban đầu với nhau thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen này phân li độc lập.
Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa, kết quả một lần trong đời. Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Có 3 dự đoán đúng, đó là (1), (3), (4) → Đáp án A.
Theo bài ra ta có:
Một cây hoa đỏ, thân thấp có kí hiệu kiểu gen A-bb (Có thể là AAbb hoặc Aabb)
Quy ước cây hoa đỏ, thân thấp là cây I;
Một cây hoa trắng, thân cao có kí hiệu kiểu gen aaB- (Có thể là aaBB hoặc aaBb)
Quy ước cây hoa đỏ, thân thấp là cây I; Cây hoa trắng, thân cao là cây II;
(1) đúng. Vì khi cho cây I lai với cây II sẽ thu được đời con có kiểu hình cây hoa đỏ, thân cao (kiểu gen gồm 2 cặp gen Aa và Bb). Cho dù cây I có kiểu gen AAbb hay Aabb; Cây II có kiểu gen aaBB hay aaBb thì luôn sinh ra đời con có kiểu gen AaBb.
Cho cây AaBb tự thụ phấn thu được F2. Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 thì hai cặp tính trạng phân li độc lập; Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình tỉ lệ ≠ 9:3:3:1 thì hai cặp tính trạng liên kết với nhau.
(2) Sai. Vì nếu như P dị hợp: Aabb x aaBb hay Ab/ab x aB/ab → đều cho đời con có tỉ lệ kiểu hình = 1 : 1 : 1 : 1 không thể xác định được hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập hay di truyền liên kết.
(3) đúng. Vì cây hoa đỏ, thân cao ở F1 có kiểu gen gồm 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb. Cây có kiểu gen gồm 2 cặp gen dị hợp Aa và Bb giao phấn với nhau. Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 (chỉ gồm 4 kiểu tổ hợp) thì chứng tỏ F1 chỉ cho 2 loại giao tử. F1 có 2 cặp gen dị hợp nhưng chỉ có 2 loại giao tử → Hai cặp gen liên kết với nhau.
(4) đúng. Đã chứng minh trên ý (2).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Ở tim của nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa dòng máu giàu O2 và dòng máu giàu CO2?
Câu 4:
Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
(1) Hình thành không bào tiêu hóa.
(2) Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
(3) Màng tế bào lõm vào để bao lấy thức ăn.
(4) Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa.
(5) Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất.
(6) Chất thải, chất bã được xuất bào.
Các hoạt động trên diễn ra theo trình tự đúng là
Câu 5:
Trong trường hợp nào sau đây sẽ diễn ra sự hình thành các hợp chất amit ở trong cây?
Câu 6:
Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của ADN:
(1) Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
(2) Nhờ các enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo chạc chữ Y.
(3) Hình thành nên hai phân tử ADN con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ của ADN ban đầu và một mạch mới.
(4) Enzim ADN pôlimeraza dựa trên mạch khuôn của ADN để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
Thứ tự đúng của các sự kiện trên là
Câu 7:
Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng.
- Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1.
- Phản ứng 2: Tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2.
Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dụng dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Biết rằng E1 và E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Dự đoán nào sau đây đúng?
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!