Câu hỏi:
24/03/2020 7,620Quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ có bao nhiêu yếu tố sau đây không tham gia?
(1) mARN.
(2) Enzim mở xoắn.
(3) 8 loại nucleotit.
(4) ADN.
(5) Protein.
(6) Đoạn mồi.
(7) ARN polimeraza.
(8) Riboxom.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án D
(1) MARN là sản phẩm của quá trình phiên mã chứ không phải thành phần tham gia. ⇒ SAI.
(2) Enzim ARN polimeraza có khả năng tự mở xoắn mà không cần enzim mở xoắn như trong quá trình tái bản. ⇒ SAI.
(3) Quá trình phiên mã có AND làm khuôn chứa 4 loại Nu là A, T, G, X và cần các Nu tự do từ môi trường để tạo thành ARN, do đó cần có 8 loại Nu tham gia. ⇒ ĐÚNG.
(4) AND là khuôn tổng hợp nên ARN. ⇒ ĐÚNG.
(5) Bản chất của các enzim chính là protein. Quá trình phiên mã có sự tham gia của enzim. ⇒ ĐÚNG.
(6) Enzim ARN polimeraza có khả năng tự xúc tác tổng hợp chuỗi polinucleotit mà không cần đoạn mồi như enzim AND polimeraza. ⇒ SAI.
(7) ARN polimeraza là enzim tổng hợp ra ARN. ⇒ ĐÚNG.
(8) Riboxom tham gia quá trình dịch mã chứ không tham gia phiên mã. ⇒ SAI.
Vậy có 4 yếu tố không tham gia vào phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Tính trạng màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho 2 cây hoa đỏ đồng hợp giao phấn với cây hoa trắng, đời con thu được 24 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Lí do nào có thể giải thích cho sự xuất hiện của cây hoa trắng?
(1) Đột biến mất đoạn NST đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
(2) Đột biến gen đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa trắng.
(3) Đột biến số lượng NST đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa đỏ.
(4) Đột biến số lượng NST hoặc đột biến gen đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
Có bao nhiêu ý đúng?
Câu 4:
Ở người bệnh bạch tạng do 1 gen lặn nằm trên NST quy định, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 96% người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể trên dự định sinh 2 người con. Xác suất để 2 người con của họ đều bình thường là
Câu 6:
Ở một loài thú có bộ NST 2n = 12. Xét 2 locut gen A và B cùng nằm trên 1 cặp NST thường và cách nhau 30cM. Một cơ thể đực của loài có kiểu gen AB//ab DdEe giảm phân tạo giao tử. Để cơ thể trên tạo ra tối đa tất cả các loại tinh trùng về các locut gen trên thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh tham gia giảm phân? Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!