Câu hỏi:
26/03/2020 274Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen.
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến.
(4) Đột biến gen được phát sinh ở pha S của chu kì tế bào.
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
- Phát biểu (1) đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ Phân tử ADN bị biến đổi cấu trúc
->Đột biến gen.
- Phát biểu (2) đúng. Vì đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến.
- Phát biểu (3) sai. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzim ADNpolimeraza trong quá trình nhân đôi.
- Phát biểu (4) đúng. Vì pha S là pha diễn ra nhân đôi ADN và nhân đôi NST. Đột biến gen được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN cho nên nó phát sinh ở pha S của chu kì tế bào.
- Phát biểu (5) sai. Vì không phải khi nào đột biến cũng được di truyền cho đời sau.
-> Có 3 phát biểu đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?
Câu 3:
Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 4:
Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin.
Câu 6:
Khi nói về sinh sản của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các loài thực vật hạt kín chỉ có sinh sản hữu tính mà không có sinh sản vô tính.
(2) Từ một giống cây có kiểu gen AaBb, muốn tạo ra giống mới có kiểu gen AABB thì phải sử dụng hình thức sinh sản hữu tính.
(3) Muốn tạo ra các cây con có năng suất, chất lượng giống với cây mẹ thì phải sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
(4) Từ một cây mẹ có kiểu gen Aabb, bằng phương pháp chiết cành sẽ tạo ra các cây con đều có kiểu gen Aabb.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!