Câu hỏi:
11/04/2020 1,302Một loài động vật xét 2 tính trạng màu lông và chiều cao chân, mỗi tính trạng đều do một locus gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn trên NST thường quy định. Người ta thực hiện 2 phép lai phân tích như sau:
- Phép lai 1: Đem lai phân tích con đực lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 50% số con có kiểu hình giống mẹ
- Phép lai 2: Đem lai phân tích con cái lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 30% số con có kiểu hình giống mẹ.
Người ta đem 2 con lông đỏ, chân cao ở 2 phép lai phân tích cho giao phối với nhau. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra hoàn toàn bình thường. Cho các phát biểu sau:
(1) Đời con xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ biến dị tổ hợp ở đời con chiếm 65%.
(3) Đời con xuất hiện số cá thể thuần chủng bằng 1/3 số cá thể không thuần chủng.
(4) Đặc điểm di truyền của 2 giới ở loài này không giống nhau.
Số phát biểu đúng là:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
Giả sử tính tương phản với lông đỏ, chân cao là lông đen, chân thấp.
Tính trạng chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp và tính trạng lông đỏ trội hoàn toàn so với lông đen.
Quy ước:
A: lông đỏ; a: lông đen.
B: chân cao; b: chân thấp.
Với 2 phép lai phân tích khi thay đổi vai trò của KH chân cao, lông đỏ thấy thu được kết quả khác nhau nên có thể nhận thấy 2 tính trạng do 2 gen liên kết với nhau trên cùng 1 NST và ở loài này HVG chỉ xảy ra ở giới cái.
Ở phép lai 1 thấy tỉ lệ KH giống mẹ chân thấp, lông đen chiếm 50% chứng tỏ con đực chân cao, lông đỏ có KG dị hợp đều (AB//ab).
Ở phép lai 2 thấy tỉ lệ KH giống mẹ chân thấp, lông đen chiếm 30% chứng tỏ con cái chân cao, lông đỏ có KG dị hợp đều (AB//ab).
=> Giao tử tạo ra từ con cái là giao tử liên kết.
=> Tần số HVG = (0,5 - 0,3) .2 = 0,4
- Rõ ràng thấy con cái cho đủ các loại giao tử còn con đực cho giao tử lặn do đó đời còn cho đủ các loại KH.
=> Ý (1) ĐÚNG
- Tỉ lệ ab//ab = 0,3.0,5 = 0,15.
=> A-B- =0,5+0,15 = 0,65.
=> Tỉ lệ BDTH = 1- 0,65 = 0,35
=> Ý (2) SAI.
- Tỉ lệ các thể thuần chủng (AB//AB + ab//ab)= 0,3.0,5.2 = 0,3
=> Tỉ lệ cá thể không thuần chủng =1- 0,3 = 0,7
=> Số cá thể thuần chủng =3/7 số cá thể không thuần chủng.
=> Ý (3) SAI
- Ở loài này HVG chỉ xảy ra ở con cái.
=> Ý (4) ĐÚNG
Vậy có 2 ý đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, cho các kết luận sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phần tử ADN tạo nên nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử mARN.
(3) Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo NTBS xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo NTBS xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.
Những kết luận đúng là:
Câu 3:
Nếu hệ số hô hấp (RQ) <1 thì nguyên liệu hô hấp là chất nào trong các chất sau đây:
Câu 4:
Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
Câu 6:
Các nhà khoa học nghiên cứu chu kì của quần thể thỏ tuyết và linh miêu ăn thịt thỏ đã rút ra được nhân xét đúng là:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!