Câu hỏi:
30/03/2020 2,350Cho các thành phần sau:
(1) ADN Polimeraza.
(2) Enzim ADN-ligaza.
(3) rA; rU; rG; rX.
(4) tARN – synthetaza.
(5) Enzim kéo dài đầu mút.
(6) Enzim tháo xoắn.
Có bao nhiêu thành phần có mặt ở mọi quá trình tái bản AND ở sinh vật nhân thực?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
(1) ADN Polimeraza có chức năng kéo dài mạch mới hoặc các đoạn okazaki do đó xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.
(2) Enzim ADN-ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau vì vậy nó cũng xuất hiện ở mọi quá trình nhân đôi ADN => ĐÚNG.
(3) rA; rG; rX; rX ta biết rằng các ADN – polimeraza không thể tự tổng hợp nên mạch mới mà nó chỉ có thể kéo dài mạch khi có vị trí 3’ – OH sẵn có trước đó. Vì vậy khi tổng hợp mạch mới thì cần có các đoạn mồi do enzim ARN – polimeraza tổng hợp nên có bản chất là các đoạn ARN ngắn từ 5-15 nucleotit. Thành phần của đoạn mồi này chính là rA; rU; rG; rX => ĐÚNG.
(4) tARN – synthetaza có chức năng hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào tARN, quá trình nhân đôi ADN sẽ không có sự tham gia của enzim trên => SAI.
(5) Enzim kéo dài đầu mút có tên gọi là Telomerase, nó là 1 enizm có hoạt tính ARN- polimeraza tức là có khả năng tự xúc tác nối các nucleotit mà không cần một vị trí 3’-OH trước đó. Enzim này xuất hiện trong các tế bào sinh dục và đặc biệt là các tế bào ung thư thì có thể enzim này được tái hoạt hóa đây là nguyên nhân làm cho các tế bào ung thư phân chia vô hạn . Như vậy enzim này chỉ có ở sự nhân đôi AND của 1 số loại tế bào mà không phải mọi quá trình nhân đôi đều có => SAI
(6) Enzim tháo xoắn: quá trình nhân đôi AND muốn thực hiện được thì 2 mạch của AND mẹ cần tách đôi ra, việc này được thực hiện nhờ các enzim tháo xoắn => ĐÚNG
Vậy chỉ có 4 thành phần luôn có mặt trong mọi quá trình nhân đôi AND.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sắp xếp từ lớn đến nhỏ. Đáp án đúng là:
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(1) Cặp NST tương đồng gồm 2 NST có hình dạng, kích thước và trình tự gen giống nhau, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc từ mẹ.
(2) Ở người bình thường, các NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ở mọi tế bào.
(3) Ở người bình thường, NST giới tính tồn tại thành cặp tương đồng ở nữ, không tương đồng ở nam và chỉ có ở các tế bào sinh dục.
(4) Hầu hết các loài, số lượng cặp NST thường lớn hơn số lượng cặp NST giới tính và có cả ở tế bào sinh dục lẫn tế bào xoma.
(5) Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài chứa tế bào trên là 2n=8.
Số thông tin chính xác là
Câu 4:
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô => Sâu ăn lá ngô => Nhái => Rắn hổ mang => Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn trên loài nào là sinh vật bậc dinh dưỡng cấp 2?
Câu 5:
Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?
Câu 6:
Có hai loài vịt trời không hề giao phối với nhau trong tự nhiên ngay cả khi chúng làm tổ cạnh nhau. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt các cá thể đực, cái của cả hai loài này lại giao phối với nhau sinh ra con lai hữu thụ. Hãy cho biết cơ chế cách li sinh sản nhiều khả năng nhất của hai loài trong tự nhiên là
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
về câu hỏi!