Câu hỏi:
16/04/2020 1,257Lực kế lò xo dùng trong trường học có thang chia độ theo đơn vị niutơn. Nhưng “cân lò xo” mà người đi chợ mua hàng thường đem theo lại có thang chia độ theo đơn vị kilogam. Giải thích tại sao người ta có thể làm được như vậy?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vì trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó: P = 10m ( một vật khối lượng 1kg có trọng lượng 10N), nên trên bảng chia độ của “cân lò xo” đáng lẽ ghi 1N; 1,1N; 1,2N;…thì có thể ghi 100g, 110g; 120g. Như vậy dùng lực kế có thể xác định được khối lượng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng là bao nhiêu gam?
A.3,5g
B. 35g
c.350g
D.3500g
Câu 2:
Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng
B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng
C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng
D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng
Câu 3:
Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
A. 0,08N
B.0,8N
C.8N
D.80N
Câu 4:
Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng?
A. khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi
B. trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó
C. trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó
D. khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó
Câu 5:
Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống
20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng … gam.
Câu 6:
Một lò xo có độ dài ban đầu là = 20cm. Gọi l (cm) có độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m:
m(g) | 100 | 200 | 300 | 400 | 500 | 600 |
l(cm) | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc vào độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.
Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi cm ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm. Trục nằm ngang (trục hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và mỗi cm ứng với 1N.
Câu 7:
Từ nào trong dấu ngoặc là từ đúng?
Khi một xe ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, khối lượng) của ô tô quá lớn sẽ có thể gãy cầu.
Trắc nghiệm Vật lí 6 Bài 1 (có đáp án): Đo độ dài
Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 11 (có đáp án): Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng
Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 15 (có đáp án): Đòn bẩy
Trắc nghiệm vật lý 6 Bài 22 (có đáp án): Nhiệt kế, Thang đo nhiệt độ có đáp án
Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 7 (có đáp án): Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Đề thi Học kì 1 Vật Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 (có đáp án): Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Trắc nghiệm Vật lí 6 Bài 2 (có đáp án): Đo độ dài (tiếp theo)
về câu hỏi!