Câu hỏi:

17/04/2020 1,416

Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.

Để nâng một vật nặng 20N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1 cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi ( H 15.4)

Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

Câu hỏi trong đề:   Giải sách bài tập Vật Lí 6 !!

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em

- Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân ; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa

- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy

- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20kg, thùng thứ hai nặng 30kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. OO1 = 90cm, OO2 = 90cm

B. OO1 = 90cm, OO2 = 60cm

C. OO1 = 60cm, OO2 = 90cm

D. OO1 = 60cm, OO2 = 120cm

Xem đáp án » 17/04/2020 11,509

Câu 2:

Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có:

A. O2O=O1O

B. O2O>4O1O

C. O1O>4O2O

D. 4O1O>O1O>2O2O

Xem đáp án » 17/04/2020 7,845

Câu 3:

Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp (hình 15.3). Dùng vật nào sẽ mở dễ hơn? Tại sao?

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

Xem đáp án » 17/04/2020 3,338

Câu 4:

Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên (H.15.1). Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất ?

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

A. ở X

B. ở Y

C. ở Z

D. ở khoảng giữa Y và Z

Xem đáp án » 17/04/2020 2,689

Câu 5:

Một học sinh muốn thiết kế một cần kéo nước từ giếng lên theo nguyên tắc đòn bẩy (H.15.7) với những yêu cầu sau:

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

1. Có thể dùng lực 40N để kéo gàu nước nặng 140N

2. O2O = 2O1O (O2O là khoảng cách từ điểm buộc dây kéo tới giá đỡ; O2O là khoảng cách từ điểm buộc dây gàu tới giá đỡ). Hỏi phải treo vào đầu dây kéo một vật nặng có khối lượng tối thiểu bằng bao nhiêu? Biết cường độ của lực F1 lớn hơn cường độ của lực F2 bao nhiêu lần thì O1O nhỏ hơn O2O bấy nhiêu lần.

Xem đáp án » 17/04/2020 2,462

Câu 6:

Dụng cụ nào dưới đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. cái búa nhổ đinh

B. cái cần kéo nước từ dưới giếng lên

C. cái mở nút chai

D. dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo cờ lên và hạ cờ xuống

Xem đáp án » 17/04/2020 2,410

Câu 7:

Trong hình 15.6, người ta dùng đòn bẩy có điểm tựa O để bẩy một vật có trọng lượng P. Dùng lực bẩy nào sau đây là có lợi nhất ? Biết mũi tên chỉ lực càng dài thì cường độ lực càng lớn

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

A. Lực F1       B. lực F2      C. lực F3      D. lực F4

Xem đáp án » 17/04/2020 2,218

Bình luận


Bình luận