Câu hỏi:
23/04/2020 2,055Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ l ệ 121 : 11 :11 : 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
(1) AAaaBBbb x AaBb. (2) AAaaBb x AaBBbb.
(3) AaBbbb x AAaaBBbb. (4) AAaaBBbb x AaaaBbbb.
(5) AaaaBBbb x AAaaBb. (6) AaBBbb x AAaaBbbb.
Có mấy trường hợp mà cặp bố mẹ F1 phù hợp với kết quả F2?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án C
Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác nhau về hai tính trạng trên thu được F1→ F1 có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp: AaBb
AaBb xử lí conxixin thì có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Xử lí thành công sẽ tạo cơ thể tứ bội về tất cả các cặp: AAaaBBbb
+ Xử lí không thành công, khi đó cơ thể đem xử lí vẫn có kiểu gen AaBb.
Khi cho F1 sau xử lí có kiểu gen AAaaBBbb hoặc AaBb lai với nhau thì có thể có các trường hợp:
+ AAaaBBbb × AAaaBBbb → Thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ: (35 : 1) × (35:1)
+ AAaaBBbb × AaBb → Thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ: (11 : 1) × (11:1) = 121 : 11 : 11 : 1.
+ AaBb × AaBb → Thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ: (3 : 1) × (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1.
Vậy trong các trường hợp trên, chỉ có trường hợp 1 đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
(2) Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(5) Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
(6) sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
Số câu trả lời đúng là
Câu 2:
Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào
Câu 3:
Quá trình biến đổi thức ăn theo hình thức cơ học có vai trò
I. Cắt, xé, nghiền nát thức ăn từ lớn thành nhỏ.
II. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, tế bào cơ thể hấp thụ được.
III. Nhào lộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa.
IV. Làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hóa.
Số phương án đúng là
Câu 4:
Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng là
Câu 5:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây:
(1) Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
(2) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật
(3) Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
(4) Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thông thường kéo dài quá 8 mắt xích
(5) Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
(6) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Câu 6:
Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ.
Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là
Câu 7:
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14(lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa. Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:
(1) Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24.
(2) Số tế bào chỉ chứa N14 là 104.
(3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.
(4) Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!