Câu hỏi:
13/07/2024 698Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau trong sử dụng đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
− Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.
− Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha (thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long).
− Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.
− Đất nông nghiệp đã được thâm canh ở mức cao.
− Hiện nay:
+ Thực hiên chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. đẩy mạnh phát triển vụ đông thành vụ chính sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa.
+ Mở rộng diện tích cây ăn quả ở nhiều nơi.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ).
b) Sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng.
− Bình quân đầu người 0,15 ha.
− Dải đất ven sông Tiền, sông Hậu được cải tạo tốt, thâm canh 2 – 3 vụ lúa hoặc trồng cây ăn quả quy mô lớn.
− Các công trình thủy lợi lớn, cải tạo đất được tiến hành ở nhiều nơi đã mở rộng hàng trăm nghìn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành ruộng 2 – 3 vụ.
− Hàng trăm nghìn ha đất mới được bồi đắp ở cửa sông ven biển được cải tạo để nuôi trồng thủy hải sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
− Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với:
+ Quy hoạch thủy lợi, cải tạo đất.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ (mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu, thu hẹp diện tích lúa mùa), đa dạng hóa cây trồng (mở rộng diện tích cây ăn quả).
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh khai thác thế mạnh thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định và giải thích sự khác nhau về cơ cấu cây trồng, vật nuôi giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ. Việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao?
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự giống nhau của các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển đa dạng cơ cấu kinh tế. Giải thích tại sao tuy có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên nhưng sự phát triển kinh tế của vùng còn hạn chế.
về câu hỏi!