Câu hỏi:
12/07/2024 8,543Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc. Tại sao nói sự đa dạng về tộc người là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.
- Đặc điểm phân bố:
+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.
+ Các dân tộc ít người:
• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...
• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).
• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.
+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về mạng lưới đô thị nước ta và giải thích.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh mạng lưới đô thị giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự phân bố đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự phân bố dân cư giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
về câu hỏi!