Câu hỏi:
12/07/2024 8,448Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: nguồn gốc, diện tích, độ cao, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái địa hình.
a) Giống nhau
- Nguồn gốc: Đều là đồng bằng châu thổ sông.
- Diện tích: rộng.
- Độ cao: Thấp.
- Hướng nghiêng: Nghiêng về phía biển.
- Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
b) Khác nhau
- Đồng bằng sông Hồng
+ Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.
+ Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phòng - Ninh Bình.
+ Diện tích khoảng 15 nghìn km2, độ cao khoảng 5 - 7 m.
+ Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).
- Ớ giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000 km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hon, có một số núi sót nhô cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sông, thềm biển).
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ tạo thành.
+ Hình dạng tương tự một tứ giác.
+ Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.
+ Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
• Phần thượng châu thổ: Tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đút đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.
• Phần hạ châu thổ: Thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.
• Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: Vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét chế độ mưa của Pleiku, Quy Nhơn và giải thích.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa dạng. Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực ở nước ta.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta đa dạng. Giải thích tại sao địa hình có sự đa dạng như vậy.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về khí hậu của Nha Trang và Đà Lạt.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
về câu hỏi!