Câu hỏi:

27/05/2020 9,937

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hóa đa dạng.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

HƯỚNG DẪN

Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng thể hiện ở miền này có nhiều khu vực địa hình khác nhau rõ rệt: dãy núi Trường Sơn Nam, các cao nguyên Tây Nguyên, bán bình nguyên Đông Nam Bộ, Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

a) Dãy núi Trường Sơn Nam

- Độ cao trung bình, phổ biến từ 1000 - 2000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (Ngọc Lĩnh, Ngọc Krinh, Bidoup...).

- Dốc về phía đông, có nhiều mạch núi ăn lan ra sát biển; thoải về phía tây.

- Ở hai đầu cao, ở giữa võng thấp xuống: Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Các đỉnh núi từ Bình Định đến Khánh Hòa thấp xuống dưới 1000m.

b) Các cao nguyên ở Tây Nguyên

- Các cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).

- Khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau và với vùng núi phía tây là các bán bình nguyên.

c) Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Có các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.

d) Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.

- Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.

- Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).

e) Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ

- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: Nam - Ngãi - Bình Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Quảng Nam với sông Thu Bồn và đồng bằng Tuy Hòa với sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 27/05/2020 31,144

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa dạng. Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy.

Xem đáp án » 27/05/2020 20,214

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét chế độ mưa của Pleiku, Quy Nhơn và giải thích.

Xem đáp án » 27/05/2020 19,897

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta đa dạng. Giải thích tại sao địa hình có sự đa dạng như vậy.

Xem đáp án » 27/05/2020 14,270

Câu 5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực ở nước ta.

Xem đáp án » 27/05/2020 12,849

Câu 6:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về khí hậu của Nha Trang và Đà Lạt.

Xem đáp án » 27/05/2020 9,633

Bình luận


Bình luận