Câu hỏi:
12/07/2024 5,342Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta có tác động rõ rệt đến khí hậu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
Địa hình nước ta tác động đến khí hậu thể hiện rõ rệt ở độ cao và hướng núi.
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt ẩm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau.
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 – 1000m đến 2600m.
• Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên nhũng nơi mưa nhiều và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3552mm, Huế 2867mm, Hòn Ba (Quảng Nam) 3752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống không đón gió được như Mường Xén (Nghệ An), hoặc nằm ở nơi khuất gió, song song với hướng gió...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa
- Hướng núi vòng cung:
+ Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp, gây ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C, đặc biệt ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cánh cung Đông Triều đón gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng làm cho vùng khuất gió ở lòng máng Cao - Lạng mưa ít.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đông Bắc, không cho xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía nam, làm cho về mùa đông, nhiệt độ có sự phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.
+ Dãy Trường Sơn đớn gió Đông Bắc vào mùa dông gây mưa; đón gió Tây Nam vào mùa hạ, gây hiện tượng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở Trung Bộ lệch về thu đông và mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược nhau (mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ là mùa mưa ở Tây Nguyên).
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió Đông Bắc và Tây Nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón gió vào mùa đông và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi Phan Rang nằm ở phía sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng phơn khô nóng trong mùa hạ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét chế độ mưa của Pleiku, Quy Nhơn và giải thích.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa dạng. Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực ở nước ta.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta đa dạng. Giải thích tại sao địa hình có sự đa dạng như vậy.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về khí hậu của Nha Trang và Đà Lạt.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hóa đa dạng.
về câu hỏi!