Câu hỏi:
12/07/2024 4,244Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm:
+ Tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,5°C; Huế: 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh: 27,1°C).
+ Nguyên nhân: Càng vào nam, càng gần Xích đạo hơn. Mặt khác, Hà Nội chịu tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động yếu hơn, TP. Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất:
+ Ở Hà Nội và Huế là tháng VII, do vị trí gần chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn và Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc vào ngày 22/6. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vào tháng IV, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và trùng với mùa khô. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở Hà Nội và Huế là tháng I, TP. Hồ Chí Minh là tháng XII, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam và TP, Hồ Chí Minh gần chí tuyến Nam hơn Hà Nội và Huế.
+ Nhiệt độ tháng VII cao nhất ở Huế, tiếp đến là Hà Nội, thấp nhất ở TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu do ở Huế và Hà Nội chịu tác động cửa gió phơn Tây Nam khô nóng, trong đó Huế chịu tác động mạnh hơn nhiều so với Hà Nội.
+ Nhiệt độ tháng I thấp nhất ở Hà Nội, tiếp đến là Huế, cao nhất ở TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía bắc nước ta.
- Biên độ nhiệt:
+ Giảm dần từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh (Hà Nội: 12,5°C; Huế: 9,4°C; TP. Hồ Chí Minh: 3,2°C).
+ Nguyên nhân: về mùa hạ, nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước. Về mùa đông, ở phía bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, trong đó Hà Nội chịu tác động mạnh hơn ở Huế, phía nam không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt độ ở phía nam cao hơn; từ đó biên độ nhiệt càng vào nam càng nhỏ hơn
- Biến trình nhiệt: Hà Nội và Huế có một cực đại, liên quan đến vị trí gần chí tuyến, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại, liên quan đến thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau (tháng IV và tháng VIII).
b) Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa năm:
+ Lớn nhất ở Huế, tiếp đến là TP. Hồ Chí Minh, thấp nhất là Hà Nội.
+ Mưa nhiều nhất ở Huế do tác động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình dãy Trường Sơn chắn gió, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Tây Nam...
+ TP. Hồ Chí Minh có mưa nhiều hơn Hà Nội, do mưa suốt trong cả mùa mưa và hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam đã làm cho mùa mưa dài thêm, đến hết tháng XI mới kết thúc. Ở Hà Nội, đầu mùa mưa lượng mưa ít do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng và chủ yếu mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; giữa và cuối mùa mưa nhiều nhưng mùa mưa kết thúc trước TP. Hồ Chí Minh 1 tháng. Tuy ở Hà Nội về mùa đông có mưa phùn, nhưng lượng mưa không đáng kể.
- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh là tháng IX, liên quan đến thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Ở Huế, mưa nhiều vào tháng X liên quan đến tác động của các nhân tố gây mưa như: gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp, bão...; trong đó, có nhiều nhân tố hoạt động cùng lúc gây mưa rất lớn, ví dụ: vừa có áp thấp, gió mùa Tây Nam, vừa có gió mùa Đông Bắc... trong cùng một thời gian.
- Mùa mưa:
+ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa từ tháng V - X, do tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt là gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài thêm 1 tháng, liên quan đến hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở đây.
+ Huế có mùa mưa lệch về thu đông (tháng VIII - XII), do đầu mùa hạ có hoạt động của gió phơn Tây Nam khô nóng; cuối mùa do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gặp địa hình chắn gió gây mưa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc đến khí hậu nước ta.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét chế độ mưa của Pleiku, Quy Nhơn và giải thích.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình ven biển nước ta đa dạng. Giải thích tại sao có sự đa dạng như vậy.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực ở nước ta.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình nước ta đa dạng. Giải thích tại sao địa hình có sự đa dạng như vậy.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về khí hậu của Nha Trang và Đà Lạt.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của dải hội tụ nhiệt đới đến khí hậu nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
về câu hỏi!