Câu hỏi:
12/07/2024 2,892Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa và Tín phong Bán cầu Bắc đến sự phân hóa mưa theo mùa và theo khu vực ở Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Tác động của gió mùa mùa đông
- Từ tháng XI - IV, gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi vào nước ta, nơi, đón gió mạnh nhất là vùng Đông Bắc, tiếp đến là đồng bằng Bắc Bộ. Càng về phía nam, gió bị biến tính, yếu dần và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
- Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió này gây ra thời tiết lạnh khô ở miền Bắc. Vào miền Trung, do frông cực gặp dãy Trường Sơn Bắc nên gây mưa nhiều cho khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
- Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió bị lệch qua biển, mang nhiều ẩm thổi vào nước ta gây mưa phùn, nhất là ở các khu vực ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ.
b) Tác động của gió mùa mùa hạ
- Từ tháng V - X, gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, gây mưa cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau khi vượt các dãy núi ở Nam Tây Bắc và vượt dãy Trường Sơn xuống Duyên hải miền Trung gây nên hiện tượng phơn khô nóng.
- Vào giữa và cuối mua hạ, gió mùa Tây Nam nguồn gốc cao áp Nam bán cầu vượt qua vùng biển Xích đạo thổi vào nước ta, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió này cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào mùa hạ cho cả hai Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Khi thổi ra Bắc, dò bị hút vào áp thấp Bắc Bộ, gió chuyển hướng đông nam.
c) Tác động của Tín phong Bán cầu Bắc
- Vào mùa đông, Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc và thống trị ở miền Nam. Gió này khô, độ ẩm tương đối thấp nên gây ra một mùa khô cho miền Nam nước ta.
- Vào mùa hạ
+ Vào đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió Tây Nam tạo nêu dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến gây mưa Tiểu mãn cho Trung Bộ và mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc cùng với gió mùa Tây Nam tạo nên dải hội tụ vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ lùi dần từ bắc vào nam làm cho đỉnh mưa cũng lùi dần theo.
- Vào thời kì mùa xuân, Tín phong Bán cầu Bắc thổi vào nước ta từ rìa tây nam của cao áp Tây Thái Bình Dương nên có hướng đông nam. Do vào thời gian này, gió mùa Dông Bắc bị suy yếu, gió Tây Nam chưa hoạt động nên Tín phong Đông Nam hoạt động độc lập, gậy nên thời tiết “nồm” ẩm ướt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị giảm sút.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến sông ngòi nước ta.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sinh vật nước ta có sự phân hóa theo Bắc-Nam.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta.
về câu hỏi!