Câu hỏi:
12/07/2024 2,967Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa hạ đến khí hậu nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
- Vào mùa hạ ở nước ta (tháng V - X) có hoạt động của gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu lên và Tín phong Bán cầu Bắc.
- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương: vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra thời tiết khô nóng.
- Gió mùa Tây Nam: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
- Tín phong Bán cầu Bắc (còn gọi là Tín phong Đông Bắc) hoạt động thường xuyên quanh năm ở nước ta.
+ Đầu mùa hạ, Tín phong Bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dưong đến tạo nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.
+ Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Đông Bắc gặp gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Nam bán cầu lên tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão...). Dải hội tụ này dịch chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng 8 vắt ngang qua Bắc Bộ, tháng 9 và 10 dịch chuyển vào Nam Bộ và Trung Bộ.
+ Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương (vào đầu mùa hạ) và gió mùa Tây Nam (vào giữa và cuối mùa hạ) đều thổi theo từng đợt; những lúc các gió này suy yếu, Tín phong Bắc bán cầu gây ra thời tiết khô.
- Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam và Tín phong Bán cầu Bắc đều làm cho nền nhiệt cả nước cao trong mùa hạ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị giảm sút.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến sông ngòi nước ta.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sinh vật nước ta có sự phân hóa theo Bắc-Nam.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
về câu hỏi!