Câu hỏi:
11/07/2024 1,150Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh và giải thích về tính đa dạng của sinh vật nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh về tính đa dạng của sinh vật nước ta
- Đa dạng về loài
+ Nước ta có 14 600 loài thực vật, 11 200 loài và phân loài động vật. Trong đó, có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam".
+ Có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, ghi vào Sách đỏ (tê giác một sừng, voi châu Á, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, gà lôi lam đuôi trắng...
- Đa dạng về gen
+ Là 1 trong 12 trang tâm nguồn gốc giống cây và thuần hóa Vật nuôi nổi tiếng trên thế giới.
+ Có nhiều giống cây trồng, vật nuôi, trong đó có nhiều gen bản địa, duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
- Đa dạng về hệ sinh thái: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn rừng trên núi đá vôi, rừng ôn đới núi cao; trảng cỏ, cây bụi... Ở mỗi hệ sinh thái có các loài sinh vật khác nhau; ví dụ:
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh quanh năm: Cây họ dầu (táu, sao, chò, kiền...; khỉ, vượn, chim, bò sát, côn trùng...), có ở: Cúc Phương, Pù Mát, Vụ Quang...
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá: Cây họ dẻ, re, mộc lan, các loài rụng lá (sau sau, bồ đề, xoan...); thú lớn (voi, trâu rừng, hổ, báo, nai...), có ở: miền Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở vùng núi đá vôi: nghiến, trai, kim giao...; khỉ, voọc, sơn dương, loài gặm nhấm, bò sát... có ở miền Bắc.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn: đước, sú, vẹt, mắm, bần...; sò, ngao, tôm, cua, khỉ, sóc, rắn, chim,...), có ở vùng bãi triều ven biển và các vùng cửa sông (Quảng Ninh, Nam Định, Cà Mau...).
+ Hệ sinh thái rùng thưa nhiệt đới: cây gỗ mọc thưa, cây thông hai lá... có ở Tây Nguyên, Sơn La, Nghệ Ạn, Quảng Bình.
+ Hệ sinh thái rừng rậm á nhiệt đới thường xanh: cây hỗn hợp lá rộng, lá kim, trong đó chiếm ưu thế là loài cây thuộc khu hệ á nhiệt đới: họ dẻ, re, mộc lan, chè...), có ở đai á nhiệt đới (700 - 1600m ở miền Bắc, 1000 - 1800m ở miền Nam).
+ Hệ sinh thái rừng ôn đới cây lá kim: pơmu, samu, thiết sam, vân sam, thông lá dẹt...; loài gặm nhấm, chim di cư, có ở vành đai 1600m trở lên ở miền Bắc và 1800m trở lên ở miền Nam.
+ Hệ sinh thái trảng và truông nhiệt đới khô hạn (hoặc trảng cỏ, xavan, cây bụi): cỏ tranh, cỏ lông lợn, cây bụi (sim, mua, xương rồng, trinh nữ); loài bò sát (rắn, thằn lằn, kì nhông); thú nhỏ (chuột, sóc); chim, có ở vùng khô hạn Phan Rang, Phan Thiết.
b) Giải thích
- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật:
+ Các loài thực vật á nhiệt đới từ Hoa Nam xuống (họ re, dâu tằm, mộc lan...
+ Các loài thực vật ôn đới di cư từ Himalaya xuống (thông 2 lá, thông 3 lá, pơmu...
+ Các loài thực vật á Xích đạo di cư từ Malaixia - Inđônêxia lên (cây họ dầu, chò nâu...).
+ Các loài thực vật ưa nóng và khô di cư từ luồng Ấn Độ - Mianma đến (họ bảng, họ cà roi, họ tử vi...)
- Tự nhiên nước ta (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật) đa dạng, đặc sắc và có sự phân hoá đa dạng theo chiều bắc - nam, tây - đông, độ cao. Ví dụ về khí hậu:
+ Nơi lượng mưa ẩm dồi dào: rừng rậm cận Xích đạo và nhiệt đới thường xanh quanh năm.
+ Nơi có sự khác biệt giữa hai mùa mưa, khô: rừng nửa rụng lá, rụng lá, rừng thưa.
+ Nơi lượng mưa ít, mùa khô sâu sắc và kéo dài: cây thấp, xavan, truông gai...
- Do đặc điểm địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng ở các địa phương nên có các kiểu thảm thực vật có tính địa phương rất điển hình, ví dụ:
+ Thực vật ở các vùng đất cát miền Trung: Cây xương rồng, phi lao và các loài cây lá nhọn khác.
+ Thực vật đầm lầy ở vùng thấp, trũng thường xuyên ngập nước ở Đồng Tháp Mười, rùng tràm trên đất phèn U Minh; rùng đước, sú, vẹt trên các vùng đất ngập mặn ở Nam Bộ, Quảng Ninh...
- Con người: Nhập nội các loài có nguồn gốc cạn nhiệt, ôn đới..., lai tạo giữa các loài để tạo ra loài mới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị giảm sút.
Câu 2:
Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến sông ngòi nước ta.
Câu 3:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao sinh vật nước ta có sự phân hóa theo Bắc-Nam.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố tác động đến chế độ mưa ở nước ta.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta.
về câu hỏi!