Câu hỏi:

13/07/2024 3,451

Chứng minh rằng sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều. Giải thích tại sao lại có sự phân bố không đều như vậy?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều

- Mưa nhiều nhất là sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di - vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 - 12000 mm/năm.

- Những vùng mưa ít là vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ và đặc biệt là vùng hạ lưu sông Ấn, về mùa hạ vẫn chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên I-ran thổi tới rất khô và nóng, đồng thời có lượng mưa dưới 200 mm/năm, ở đây có hoang mạc Tha.

b) Giải thích

- Những vùng mưa nhiều thường là nơi đón gió.

- Những vùng mưa ít thường nằm ở vị trí khuất gió.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

* Khí hậu

- Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, về mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, có gió mùa tây nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á.

+ Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

+ Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500 m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100 mm.

- Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500 mm.

- Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

* Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

* Cảnh quan tự nhiên đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Lời giải

- Khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.

- Mùa đông hơi lạnh và khô từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, trong thời gian này, từ tháng 4 đến tháng 6 nóng và khô, có nơi nhiệt độ lên tới 40 - 50°C, từ giữa tháng 6 đến tháng 9 có gió mùa tây nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Cứ đến tháng bắt đầu mùa mưa, người dân chờ đợi nghe tiếng sấm đầu mùa để chuẩn bị vụ gieo trồng mới. Bắt đầu mùa khô là lúc chuẩn bị thu hoạch, phơi cất; sẵn sàng đón mùa khô hạn, cây cối xác xơ, chịu đựng cái khô nóng, chờ đến mùa mưa năm sau.

- Công việc trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào gió mùa tây nam. Những năm gió mùa tây nam đến chậm hoặc yếu là những năm mùa màng thất bát, đói kém. Xưa kia, những người nông dân trong khu vực này chỉ biết trồng cấy vào thời gian có gió mùa tây nam gọi đó là “gió thần”. Ngày nay, các nước trong khu vực đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa nước, kênh đào, mương máng và đã giảm bớt được phần nào sự lệ thuộc vào tự nhiên. Tuy vậy, nhịp điệu sinh sống, hoạt động của con người và sinh vật vẫn theo nhịp điệu hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP