Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
25 người thi tuần này 4.6 3.2 K lượt thi 28 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 8 Kết nối tri thức Cấu trúc mới có đáp án - Đề 1
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Chân trời sáng tạo Bài 15 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 12 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Lời giải
a) Nhật Bản
- Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
- Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
- Các ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản:
+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
+ Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,...
- Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và bán rộng rãi trên thế giới.
- Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,... thu nhập của người Nhật Bản rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b) Trung Quốc
- Là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn.
- Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là:
+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
+ Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như: lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
Câu 3
Cho bảng số liệu sau:
Dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2001, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011.
b) Nhận xét sự thay đổi dân số và cơ cấu dân số các nước Đông Á trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
+ Tính bán kính đường tròn
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2011:
* Về sự thay đổi dân số
- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).
+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).
- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.
- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.
* Về cơ cấu dân số:
- Trong cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.
- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:
+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.
+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.
+ Tỉ trọng dân số CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.
+ Tỉ trọng dân số Hàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.
Câu 4
Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính số dân Nhật Bản theo từng nhóm tuổi ở hai năm 1950 và năm 2005.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1950 và năm 2005.
c) Nhận xét về cơ cấu và xu hướng biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản trong giai đoạn trên và cho biết ảnh hưởng của xu hướng biến động đó đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Lời giải
a) Tính số dân Nhật Bản theo từng nhóm tuổi
- Cách tính: ví dụ tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950. Dựa vào suy luận, ta có: ? (triệu người) 100 : 83,0 (triệu người) = 35,4%. Vậy, để tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950, ta lấy 83,0 (triệu người)
35,4 : 100 = 29,4 triệu người.
Tương tự như thế, ta có được kết quả như sau:
Dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
- Tính quy mô
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1950 và năm 2005
c) Nhận xét về cơ cấu và xu hướng hiến động cơ cấu dân số theo độ tuổi và cho biết ảnh hưởng của xu hướng biến động đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
* Nhận xét
- Giai đoạn 1950 - 2005, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm, từ 35,4% (năm 1950) xuống còn 13,9% (năm 2005), giảm 21,5%.
+ Tỉ lệ dân số từ 15 - 64 tuổi tăng từ 59,6% (năm 1950) lên 66,9% (năm 2005). Như vậy nếu so với năm 1950 thì nhóm tuổi từ 15 - 64 tuổi năm 2005 tăng (7,3%).
+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 5% (năm 1950) lên 19,2% (năm 2005), tăng 14,2%.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản thay đổi từ nước có cơ cấu dân số trẻ (năm 1950) sang nước có cơ cấu dân số già và đang có xu hướng già hóa.
* Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Có nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn
+ Thiếu lực lượng lao động trong tương lai.
+ Chi phí cho phúc lợi người già lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,…).
Câu 5
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tỉ suất suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm?
Lời giải
a) Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
b) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tỉ suất sinh thô của Trung Quốc giảm liên tục từ (năm 1990) xuống còn (năm 2010), giảm .
- Tỉ suất tử thô của Trung Quốc nhìn chung tăng và tuy có sự biến động nhưng có xu hướng dần ổn định.
+ So với năm 1990, tỉ suất tử thô năm 2010 tăng .
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ suất tử thô giảm từ xuống còn (giảm ) và sau đó ổn định ở mức đến năm 2005, rồi lại tăng lên 7,1% vào năm 2008 và ổn định ở mức này đến năm 2010.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm từ 1,44% (năm 1990) xuống còn 0,48% (năm 2010), giảm 0,96%.
* Giải thích
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm là do tiến hành chính sách dân số triệt để (mỗi gia đình chỉ có một con).
Câu 6
Dựa vào bảng số liệu sau:
Tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2010
(Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2012)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995 - 2010.
b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995 – 2010.
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1995- 2010:
- Số dân Trung Quốc tăng liên tục, từ 1211,2 triệu người (năm 1995) lên 1340,9 triệu người (năm 2010), tăng 129,7 triệu người (tăng gấp 1,1 lần).
- Số dân thành thị trong tổng dân số Trung Quốc cũng tăng liên tục từ 351,3 triệu người (năm 1995) lên 669,1 triệu người (năm 2010), tăng 317,8 triệu người (tăng gấp 1,9 lần) với tỉ lệ tăng tương ứng là 29,0% (năm 1995) lên 49,9% (năm 2010).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, từ 1,1% (năm 1995) xuống còn 0,5% (năm 2010), giảm 0,6%.
* Giải thích
- Số dân Trung Quốc vẫn còn tăng khá nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm là do đông dân, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
- Dân số thành thị tăng cả về quy mô và tỉ lệ là do kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước.
- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm là do Trung Quốc tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.
Câu 7
Cho bảng số liệu sau:
Xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm 2001
(Nguồn: trang 44 SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2014)
a) Tính cán cân thương mại của các quốc gia trong bảng trên.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001.
c) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
Lời giải
a) Tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại của một số quốc gia Đông Á năm 2001
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001
c) Nhận xét
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản là cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Cán cân thương mại của các quốc gia trên đều dương. Trong đó, Nhật Bản có cán cân thương mại cao nhất và thấp nhất là Hàn Quốc (dẫn chứng).
Câu 8
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004.
c) Dựa vào bảng số liệu đã cho, kết quả tính toán và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
c) Nhận xét
* Tình hình xuất nhập khẩu
Giai đoạn 1990 - 2004:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).
+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).
+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).
+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.
- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
* Cơ cấu xuất nhập khấu
- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).
- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.
+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.
+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
Câu 9
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm -thủy sản.
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm -thủy sản giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005 từ 2,1% (năm 1990) xuống còn 1,2% (năm 2005), giảm 0,9% và sau đó ổn định ở mức 1,2% (năm 2010).
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm liên tục từ 37,5% (năm 1990) xuống còn 27,4% (năm 2010), giảm 10,1%.
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 60,4% (năm 1990) lên 71,4% (năm 2010), tăng 11,0%.
Câu 10
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất lúa của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản lại giảm?
Lời giải
a) Năng suất lúa của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 21,5%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng giảm (giảm 17,7%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 35,4%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh nhất, giảm chậm nhất là năng suất lúa.
* Giải thích
Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản giảm là do:
- Một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
- Chuyển một số diện tích trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, bởi vì quá trình đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển nhanh.
Câu 11
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng khai thác cá ở Nhật Bản
(Nguồn: SGK Địa lí 11, NXB Giáo dục)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác ở Nhật Bản giai đoạn 1985 - 2003.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm, từ năm 1985 đến năm 2003.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác ở Nhật Bản giai đoạn 1985 – 2003
b) Nhận xét và giải thích
- Nhận xét: Từ năm 1985 đến năm 2003, sản lượng cá khai thác của Nhật Bản liên tục giảm, từ 11411,4 nghìn tấn (1985) xuống còn 4596,2 nghìn tấn (2003), giảm 6815,2 nghìn tấn.
- Giải thích:
+ Do có nhiều quốc gia thực hiện vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí.
+ Thực hiện Công ước quốc tế về việc cấm đánh bắt cá voi,...
Câu 12
Cho bảng số liệu:
GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11, NXB Giáo dục)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm.
b) Nhận xét giá trị GDP, cơ cấu và sự chuyển dịch cư cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu đó.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm
- Tính qui mô :
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1985 - 2004:
- Về quy mô:
+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).
+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:
• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.
+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).
+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).
Về cơ cấu:
+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.
Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.
Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.
* Giải thích
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 13
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc qua các năm theo bảng số liệu trên (năm 1990 = 100%).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết
Lời giải
a) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng liên tục từ 437 tỷ USD (năm 1990) lên 6207 tỷ USD (năm 2010), tăng 5770 tỷ USD (tăng gấp 14,2 lần).
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc tăng liên tục. Lấy mốc năm 1990 = 100% thì năm 2010 là 1420,4% (tăng 1320,4%).
- Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quôc không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 14
Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng lương thực có hạt của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc qua các năm (đơn vị: kg/người).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010.
c) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010.
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010.
c) Nhận xét
Giai đoạn 2000 - 2010:
- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Dân số tăng 5,96%.
+ Sản lượng lương thực có hạt tăng 22,37%.
+ Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 15,49%.
- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là dân số.
- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 15
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Tính năng suất chè của Trung Quốc qua các năm và rút ra nhận xét cần thiết.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Năng suất chè của Trung Quốc
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Trung Quốc tăng liên tục:
+ Diện tích chè tăng 585 nghìn ha (tăng gấp 1,71 lần).
+ Sản lượng chè tăng 910 nghìn tấn (tăng gấp 2,69 lần).
+ Năng suất chè tăng 3,73 tạ/ha (tăng gấp 1,57 lần).
-Sản lượng chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích chè, còn năng suất chè có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Trung Quốc tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 16
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính năng suất ngô của Trung Quốc qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Năng suất ngô của Trung Quốc
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Diện tích ngô tăng 51,4%.
+ Năng suất ngô tăng 20,5%.
+ Sản lượng ngô tăng 82,6%.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc không đều nhau. Sản lượng ngô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là năng suất ngô.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 17
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng mía của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng mía của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Tính năng suất mía của Trung Quốc qua các năm (tạ/ha) và rút ra nhận xét cần thiết.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng mía của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Năng suất mía của Trung Quốc
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Diện tích mía tăng liên tục từ 1009 nghìn ha (năm 1990) lên 1686 nghìn ha (năm 2010), tăng 677 nghìn ha (tăng gấp 1,67 lần).
- Sản lượng mía tăng liên tục từ 57620 nghìn tấn (năm 1990) lên 110789 nghìn tấn (năm 2010), tăng 53169 nghìn tấn (tăng gấp 1,92 lần).
- Năng suất mía tăng liên tục từ 571,1 tạ/ha (năm 1990) lên 657,1 tạ/ha (năm 2010), tăng 86 tạ/ha (tăng gấp 1,15 lần).
- Sản lượng mía có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích, tăng chậm nhất là năng suất mía.
- Diện tích, năng suất và sản lượng mía tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 18
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á giai đoạn 1990 - 2010.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính đường tròn
- Vẽ
Biểu để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (88,5%), tiếp đến là Nhật Bản (6,1%), sau đó là Hàn Quốc (3,6%), Đài Loan (1,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (0,8%).
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (91,4%), tiếp đến là Nhật Bản (3,9%), sau đó là Hàn Quốc (2,9%), CHDCND Triều Tiên (1,1%) và có tỉ trọng thấp nhất là Đài Loan (0,7%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa tăng từ 88,5% (năm 1990) lên 91,4% (năm 2010), tăng 2,9%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Nhật Bản giảm từ 6,1% (năm 1990) xuống còn 3,9% (năm 2010), giảm 2,2%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHDCND Triều Tiên tăng từ 0,8% (năm 1990) lên 1,1% (năm 2010), tăng 0,3%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Hàn Quốc giảm từ 3,6% (năm 1990) xuống còn 2,9% (năm 2010), giảm 0,7%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Đài Loan giảm từ 1,0% (năm 1990) xuống còn 0,7%
Câu 19
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ diện tích các loại cây trông so với diện tích đất canh tác
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc.
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu diện tích cây trồng của Trung Quốc.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc
b) Nhận xét
Từ năm 1978 đến năm 2005, cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực giảm từ 79% xuống còn 66,0%, giảm 13%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây hạt có dầu tăng từ 4% lên 9,3%, tăng 5,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây bông giảm từ 4% xuống còn 3,7%, giảm 0,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 2% lên 6,3%, tăng 4,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng các loại cây khác tăng từ 11% lên 14,7%, tăng 3,7%.
Câu 20
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Sản lượng thịt tăng 172,4%.
+ Sản lượng trứng tăng 272,0%.
+ Sản lượng sữa tăng 498,0%.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc không đều nhau. Sản lượng sữa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là sản lượng thịt.
- Sản lượng thịt, trứng, sữa của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 21
Cho bảng số liệu sau:
Dân số và sản lượng cá khai thác của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc qua các năm (kg/người).
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010
- Vẽ:
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục.
+ Dân số tăng 17,9%.
+ Sản lượng cá khai thác tăng 239,8%.
+ Sản lượng cá khai thác bình quân đầu người tăng 188,1%.
- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng cá khai thác có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là dân số.
- Dân số, sản lượng cá khai thác và sản lượng cá khai thác bình quân đầu người của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
Câu 22
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong giai đoạn 1990 - 2010.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bản kính hình tròn :
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của CHND Trung Hoa tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan giảm (dẫn chứng).
Câu 23
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của CHND Trung Hoa (Trung Quốc) giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của CHND Trung Hoa (Trung Quốc) giai đoạn 1990 - 2010.
b) Tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của Trung Quốc qua các năm.
c) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của CHND Trung Hoa (Trung Quốc) giai đoạn 1990 - 2010.
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của Trung Quốc
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lương dầu thô khai thác tăng liên tục từ 2774,0 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 4078,0 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 1304 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,47 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 2430,2 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 9722,6 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 7292,4 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 4,0 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác.
- Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năm 1990, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng. Các năm 2000, 2005, 2010, lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
Câu 24
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010 (năm 1990 = 100%).
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
b)Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục, nhưng tăng không đều qua các giai đoạn.
+ Phân hóa học tăng 236,9%.
+ Xi măng tăng 759,7%.
+ Phôi thép tăng 862,7%.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc không đều nhau. Sản lượng phôi thép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là sản lượng phân hóa học.
Câu 25
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính tỉ trọng sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á trong giai đoạn 1990 - 2010.
Lời giải
a) Tỉ trọng sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990 và năm 2010
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là Nhật Bản (51,0%), tiếp đến là CHND Trung Hoa (30,6%), sau đó là Hàn Quốc (10,7%), Đài Loan (4,5%), CHDCND Triều Tiên có tỉ trọng thấp nhất (3,2%).
+ Trong cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (77,2%), tiếp đến là Nhật Bản (13,3%), sau đó là Hàn Quốc (7,1%), Đài Loan (2,4%), CHDCND Triều Tiên có tỉ trọng không đáng kể.
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của CHND Trung Hoa tăng từ 30,6% (năm 1990) lên 71,2% (năm 2010), tăng 46,6%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Nhật Bản giảm từ 51,0% (năm 1990) xuống còn 13,3% (năm 2010), giảm 37,7%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của CHDCND Triều Tiên giảm từ 3,2% (năm 1990) xuống còn 0,0% (năm 2010), giảm 3,2%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Hàn Quốc giảm từ 10,7% (năm 1990) xuống còn 7,1% (năm 2010), giảm 3,6%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Đài Loan giảm từ 4,5% (năm 1990) xuống còn 2,4% (năm 2010), giảm 2,1%.
Câu 26
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2012
(Nguồn: Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2012.
b) Nhận xét sự tăng trưởng và giải thích nguyên nhân.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2012.
- Vẽ:
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2012.
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990- 2012:
- Sản lượng dầu thô, khí tự nhiên, điện tăng liên tục, riêng sản lượng than từ năm 1990 đến năm 2000 giảm, sau đó tăng liên tục và cao hơn năm 1990. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm công nghiệp này không giống nhau.
- Điện có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng 695,2%), tiếp đến là khí tự nhiên (tăng 613,1%), than (tăng 238,0%), dầu thô có tốc độ tăng chậm nhất (tăng 50,0%).
- Sản lượng than tăng là do sự phát triển nhanh của các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ than, công nghiệp hóa chất, nhu cầu chất đốt trong đời sống tăng, ngành than được được tổ chức quản lí chặt chẽ, đầu tư nhiều máy móc, thiết bị và sử dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại trong khai thác than,...
- Sản lượng dầu thô tăng là do sự phát triển của các ngành sản xuất, giao thông vận tải, nhiệt điện, hóa chất, hóa dầu,... nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh việc thăm dò, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới, đầu tư sản xuất các giàn khoan hiện đại, có công suất khai thác lớn,...
- Sản lượng khí tự nhiên tăng nhanh nhất là do nhu cầu chất đốt trong đời sống tăng, sự phát triển của công nghiệp sản xuất khí hóa lỏng, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ khí, công nghiệp sản xuất phân đạm từ khí và các ngành công nghiệp sản xuất các hóa chất khác,... Các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thăm dò, khai thác và chế biến ngày càng hiện đại.
- Sản lượng điện tăng là do Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử, do nhu cầu dùng điện tăng trong sản xuất và đời sống người dân.
Câu 27
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc
Lời giải
Giai đoạn 1985 - 2004:
- Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đều tăng liên tục và chiếm vị trí thứ nhất (than, thép, xi măng, phân đạm), thứ nhì (điện) thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc không đều nhau:
+ Xi măng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng gấp 6,6 lần), tiếp đến là thép (tăng gấp 5,8 lần), điện (tăng gấp 5,6 lần), phân dạm (tăng gấp 2,2 lần).
+ Than có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (tăng gấp 1,7 lần).
Câu 28
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 2013)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010.
b) Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990- 2010:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng liên tục từ 115,4 tỉ USD (năm 1990) lên 2974,0 (năm 2010), tăng 2858,6 tỉ USD (tăng gấp 25,8 lần).
- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 62,1 tỉ USD (năm 1990) lên 1578,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 1515,9 tỉ USD (tăng gấp 25,4 lần).
- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 53,3 tỉ USD (năm 1990) lên 1396,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 1342,7 tỉ USD (tăng gấp 26,2 lần).
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.
- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương với giá trị tăng liên tục.
645 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%