Câu hỏi:
01/06/2020 1,239Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Nhật Bản
- Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
- Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
- Các ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản:
+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
+ Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,...
- Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và bán rộng rãi trên thế giới.
- Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,... thu nhập của người Nhật Bản rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b) Trung Quốc
- Là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn.
- Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là:
+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
+ Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như: lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính số dân Nhật Bản theo từng nhóm tuổi ở hai năm 1950 và năm 2005.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1950 và năm 2005.
c) Nhận xét về cơ cấu và xu hướng biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản trong giai đoạn trên và cho biết ảnh hưởng của xu hướng biến động đó đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004.
c) Dựa vào bảng số liệu đã cho, kết quả tính toán và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Câu 3:
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.
c) Nhận xét tỉ suất suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc trong giai đoạn trên. Giải thích tại sao tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm?
Câu 4:
Dựa vào bảng số liệu sau:
Tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2010
(Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2012)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn 1995 - 2010.
b) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn trên.
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11, NXB Giáo dục)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm.
b) Nhận xét giá trị GDP, cơ cấu và sự chuyển dịch cư cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu đó.
Câu 6:
Cho bảng số liệu sau:
Xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm 2001
(Nguồn: trang 44 SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2014)
a) Tính cán cân thương mại của các quốc gia trong bảng trên.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001.
c) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
Câu 7:
Nêu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á.
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản có đáp án
16 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án
17 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 31 (có đáp án): Đặc điểm khí hậu Việt Nam
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 3 có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 8: (có đáp án) Bài tập Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!