Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

25 người thi tuần này 4.6 3.2 K lượt thi 28 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1253 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án

5.6 K lượt thi 15 câu hỏi
864 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án

2.7 K lượt thi 15 câu hỏi
726 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án

2.3 K lượt thi 15 câu hỏi
510 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án

3.1 K lượt thi 15 câu hỏi
432 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Chân trời sáng tạo Bài 15 có đáp án

1.5 K lượt thi 15 câu hỏi
416 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án

1.9 K lượt thi 15 câu hỏi
214 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa 8 Cánh diều Bài 12 có đáp án

0.9 K lượt thi 15 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:

+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Lời giải

a) Nhật Bản

- Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.

- Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.

- Các ngành công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản:

+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.

+ Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,...

- Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và bán rộng rãi trên thế giới.

- Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,... thu nhập của người Nhật Bản rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.

b) Trung Quốc

- Là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn.

- Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là:

+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

+ Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

+ Tc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như: lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.

Lời giải

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 + Tính bán kính đường tròn (r1990,r2011):

r1990=1,0 đvbk

r2011=1553,91327,8=1,08 đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2011:

* Về sự thay đổi dân số

- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.

+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).

+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.

- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.

* Về cơ cấu dân số:

- Trong cơ cu dân s các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nht là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.

- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:

+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.

+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.

+ Tỉ trọng dân s CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng dân sHàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.

Lời giải

a) Tính số dân Nhật Bản theo từng nhóm tuổi

- Cách tính: ví dụ tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950. Dựa vào suy luận, ta có: ? (triệu người)  100 : 83,0 (triệu người) = 35,4%. Vậy, để tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950, ta lấy 83,0 (triệu người)  35,4 : 100 = 29,4 triệu người.

Tương tự như thế, ta có được kết quả như sau:

Dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

- Tính quy mô (r1950,r2005):

r1950=1,0 đvbk

r2005=127,783,0=1,24 đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1950 và năm 2005

c) Nhận xét về cơ cấu và xu hướng hiến động cơ cấu dân số theo độ tuổi và cho biết ảnh hưởng của xu hướng biến động đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Nhận xét

- Giai đoạn 1950 - 2005, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm, từ 35,4% (năm 1950) xuống còn 13,9% (năm 2005), giảm 21,5%.

+ Tỉ lệ dân số từ 15 - 64 tuổi tăng từ 59,6% (năm 1950) lên 66,9% (năm 2005). Như vậy nếu so với năm 1950 thì nhóm tuổi từ 15 - 64 tuổi năm 2005 tăng (7,3%).

+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 5% (năm 1950) lên 19,2% (năm 2005), tăng 14,2%.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản thay đổi từ nước có cơ cấu dân số trẻ (năm 1950) sang nước có cơ cấu dân số già và đang có xu hướng già hóa.

* Ảnh hưởng

- Thuận lợi:

+ Có nguồn lao động dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn

+ Thiếu lực lượng lao động trong tương lai.

+ Chi phí cho phúc lợi người già lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,…).

Lời giải

a) Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

b) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tỉ suất sinh thô của Trung Quốc giảm liên tục từ 21,1 (năm 1990) xuống còn 11,9 (năm 2010), giảm 9,2.

- Tỉ suất tử thô của Trung Quốc nhìn chung tăng và tuy có sự biến động nhưng có xu hướng dần ổn định.

+ So với năm 1990, tỉ suất tử thô năm 2010 tăng 0,4.

+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ suất tử thô giảm từ 6,7 xuống còn 6,5 (giảm 0,2) và sau đó ổn định ở mức 6,5 đến năm 2005, rồi lại tăng lên 7,1% vào năm 2008 và ổn định ở mức này đến năm 2010.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm từ 1,44% (năm 1990) xuống còn 0,48% (năm 2010), giảm 0,96%.

* Giải thích

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm là do tiến hành chính sách dân số triệt để (mi gia đình chỉ có một con).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

645 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%