Câu hỏi:
13/07/2024 757Trình bày chiến lược nông nghiệp của Ấn Độ từ khi giành độc lập cho đến nay.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Sau khi giành được độc lập (năm 1947)
- Ấn Độ tiến hành cải cách ruộng đất làm tăng tỉ lệ nông dân có ruộng đất. Đồng thời, đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, thực chất là phát triển nông nghiệp theo chiều rộng.
- Kết quả: Vào những năm đầu thập niên 60, Ấn Độ vẫn phải nhập lương thực.
- Nguyên nhân: cải cách ruộng đất chưa triệt để, kĩ thuật canh tác vẫn lạc hậu không thay đổi bao nhiêu.
b) Từ năm 1967, Ấn Độ quyết định chuyển hướng nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Thực hiện “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”
* Cuộc “cách mạng xanh”
- Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng, năng suất cao động để tăng sản lượng lương thực.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản.
+ Tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp,…).
+ Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí.
+ Ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp những năm gần đây.
- Kết quả:
+ Sản lượng lương thực liên tục tăng, từ 56 triệu tấn (năm 1951) lên 121 triệu tấn (năm 1976), 166 triệu tấn (năm 1985), 226 triệu tấn (năm 2004).
+ Đến đầu thập niên 80, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, là một trong bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
- Hạn chế:
+ Cuộc cách mạng này chỉ mới được tiến hành ở một số bang có điều kiện thuận lợi (các bang Pun – giáp, Ha-na-ni-a,…).
+ Nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi nhiều từ phong trào này.
* Cuộc “cách mạng trắng”
- Mục đích: đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăn nuôi, với trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất sữa – một nguồn cung cấp đạm thay thịt rất quan trọng đối với người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn.
- Biện pháp: tập trung chủ yếu vào phát triển các đàn trâu, dê để lấy sữa. Nhập giống từ Mê-hi-cô, thành lập các viện nghiên cứu, lai tạo giống năng suất cao.
- Kết quả:
+ Ấn Độ có đàn trâu đông nhất thế giới với các giống trâu Su-ri, Mu-ra cho nhiều sữa (1500 kg/năm) và đàn dê lấy sữa rất lớn.
+ Năm 1970, Ấn Độ sản xuất được 20,8 triệu tấn sữa, đến năm 1993 đạt 58 triệu tấn. Hiện nay, Ấn Độ đứng đầu Châu Á về sản xuất sữa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau
Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á
(Nguồn: trang 38, SGK Địa lý 8, NXB Giáo dục, 2014)
Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số một số khu vực của châu Á và nhận xét.
Câu 2:
Giải thích tại sao Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á?
Câu 5:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Nam Á.
Câu 6:
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự dịch chuyển cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2010. Giải thích tại sao lại có sự chuyển dịch như thế?
Câu 7:
Cho bảng số liệu sau
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết
về câu hỏi!