Câu hỏi:
13/07/2024 2,962Cho bảng số liệu sau
Dân số và sản lượng lúa của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ qua các năm (kg/người).
b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011.
c) Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ trong giai đoạn trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ
b) Vẽ biểu đồ
- Xử lý số liệu:
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2011
c) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1990 – 2011:
- Dân số Ấn Độ có tốc độ tăng liên tục, tăng 42,1% (tăng gấp 1,42 lần).
- Sản lượng lúa cũng có tốc độ tăng liên tục, tăng 41,6% (tăng gấp 1,41 lần).
- Sản lượng lúa bình quân đầu người nhìn chung giảm và có nhiều biến động, gần đây có xu hướng tăng.
+ Sản lượng lúa bình quân đầu người có tốc độ giảm 0,3%.
+ Từ năm 1990 đến năm 2000 giảm, sau đó gần như ổn định đến năm 2005, rồi liên tục tăng đến năm 2011 (dẫn chứng).
- Dân số Ấn Độ có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng lúa.
* Giải thích
- Dân số tăng nhanh là do có quy mô dân số lớn (đứng thứ 2 thế giới), số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao...
- Sản lượng lúa tăng là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là do tăng năng suất.
- Sản lượng lúa bình quân đầu người giảm do sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng dân số.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau
Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á
(Nguồn: trang 38, SGK Địa lý 8, NXB Giáo dục, 2014)
Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số một số khu vực của châu Á và nhận xét.
Câu 2:
Giải thích tại sao Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á?
Câu 5:
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Nam Á.
Câu 6:
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự dịch chuyển cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2010. Giải thích tại sao lại có sự chuyển dịch như thế?
Câu 7:
Cho bảng số liệu sau
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết
về câu hỏi!