Câu hỏi:
13/07/2024 8,954a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
b) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì?Trong các từ ghép này, trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a, Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
Câu 2:
Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà).
Mẫu: quốc: quốc gia, cường quốc,…
Câu 3:
Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì?
– thiên niên kỉ, thiên lí mã.
– (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long
Câu 4:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ.
Câu 5:
Xếp các từ ghép hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;
b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Câu 6:
Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà),giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
về câu hỏi!