Câu hỏi:
13/07/2024 3,149Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi), và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)
Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động
+ Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận
+ Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ
+ Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng
→ Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
(Gợi ý:
– Phải chăng trong hai câu đầu hoàn toàn không có suy tư, cảm nghĩ của con người?
– Và phải chăng hai câu cuối là tả tình thuần túy?
– Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này).
Câu 2:
Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.
a) So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối.
b) Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
Câu 3:
Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ như sau:
“Đêm thu trăng sáng như gương,
Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”.
Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.
về câu hỏi!