Câu hỏi:

23/06/2020 2,707

b. Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bài thơ gây được ấn tượng mạnh về các anh, những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm, rất đáng yêu bởi những nét nghịch ngợm, ngang tàng. Thật vậy, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:

Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha haKhông có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn, mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này. Và điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích giá trị biểu cảm của từ “Chông chênh” trong câu thơ: “Võng mắc chông chênh đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm”

Xem đáp án » 23/06/2020 19,162

Câu 2:

c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2020 11,769

Câu 3:

d. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ.

Xem đáp án » 23/06/2020 8,626

Câu 4:

Hình ảnh những chiếc xe không kính.

Xem đáp án » 23/06/2020 5,046

Câu 5:

Chỉ với hai câu thơ trên, Phạm Tiến Duật đã cho ta hiểu vẻ đẹp người lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Hãy viết tiếp từ 7 đến 12 câu tạo đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh (trong đó có sử dụng phép nối và câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ)

Xem đáp án » 23/06/2020 4,009

Câu 6:

Một số dạng đề cho câu chủ đề sau đó triển khai thành đoạn văn

a. Cả bài thơ là dòng cảm xúc của người lính lái xe trên con đường xe ra tiền tuyến.

Xem đáp án » 23/06/2020 3,098

Câu 7:

Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn như thế nào?

Xem đáp án » 23/06/2020 3,024

Bình luận


Bình luận