Câu hỏi:
13/07/2024 12,536Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cho biết từ “trái tim” dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nêu ý nghĩa của hình ảnh ấy trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
● Từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển.
● Trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn trên xe “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với tinh thần, ý chí của người lính lái xe không gì có thể ngăn cản, tàn phá được.
● Xe được chạy bằng chính trái tim, xương máu của chiến sĩ, trái tim ấy là niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe do ý chí, niềm tin sắt đá cầm lái.
● Hình ảnh trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ cao đẹp thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh, chất ngang tàng, lòng dũng cảm cùng tinh thần lạc quan vào ngày thống nhất.
● Trái tim trở thành nhãn tự toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật.
Câu 2:
Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3:
Nội dung của ba khổ thơ đầu bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là gì?
Câu 4:
Những hình ảnh nào trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Câu 5:
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 6:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có điểm gì giống và khác nhau gì khi viết về người lính?
về câu hỏi!