Câu hỏi:
12/07/2024 22,633Cho câu thơ:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ dưới đây:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:
+ Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.
+ Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.
+ Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.
→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập được dùng trong câu thơ đó.
Câu 2:
Cho câu thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi tới tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3:
Cho câu thơ sau:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi tới tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4:
Cho đoạn thơ:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Tại sao trong đoạn thơ, tác giả dùng hình ảnh “ngọn lửa” mà không phải “bếp lửa”? Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?
Câu 5:
Cho đoạn thơ:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Đoạn thơ trên nhắc tới mấy hình ảnh ngọn lửa? Sự khác nhau giữa những ngọn lửa đó là gì?
Câu 6:
Cho câu thơ:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Đoạn thơ có nhắc tới tiếng chim tu hú, trong chương trình ngữ văn THCS cũng có bài thơ nói tới tiếng chim tu hú, nêu tên bài thơ và tác giả. Âm thanh tiếng chim tu hú ở hai bài thơ có ý nghĩa khác nhau như thế?
về câu hỏi!