Câu hỏi:
24/06/2020 1,625Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt cả bài thơ “Bếp lửa”. Hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh đa nghĩa:
- Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, vì vậy khi người cháu bắt gặp hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” ở xứ người thì tuổi thơ sống dậy.
- Bếp lửa tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà. Bàn tay bà nhóm lên tình yêu thương, sự hiểu biết cho đứa cháu.
- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, của quê hương.
- Bếp lửa là minh chứng cho tình bà cháu ấm áp, tha thiết.
- Hình ảnh ngọn lửa góp phần bổ sung ý nghĩa cho hình ảnh bếp lửa:
• Ngọn lửa là niềm tin thiêng liêng, cao đẹp nâng đỡ người cháu trên hành trình cuộc đời.
• Ngọn lửa là tấm lòng, sự vững vàng, tình yêu thương của người bà luôn dạt dào, bất tận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài thơ “Bếp lửa” được viết theo thể thơ nào? Nêu bố cục bài thơ.
Câu 2:
Ghi cảm nhận ngắn gọn của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” trong bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 3:
Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”.
Câu 4:
Theo em, trong bài thơ “Bếp lửa” ngoài tình cảm bà cháu còn tình cảm nào khác?
Câu 5:
Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 6:
Phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ “Bếp lửa”?
về câu hỏi!