Câu hỏi:
11/07/2024 4,436Trong “Làng”, Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong “Làng”, chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn. Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe” đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đế tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường? Không! Đặt ông Hai trong hoàn cảnh của “Làng” – làng Dầu đang bị hai tiếng Việt gian theo tây – thì ông Hai không vui sướng sao được vì nhà bị tây đót là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Thế đấy niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích đoạn:
- Thế nhà con ở đâu ?....
- Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ :
Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt ? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào ?
Câu 2:
Đề 5. Nhan đề của truyện là “Làng” sao không phải là “Làng Dầu” chẳng hạn. Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm?
Câu 3:
Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai qua đoạn trích sau :
“Này Bác có biết mấy hôm nay….
- Liệu có thật không hở Bác ? Hay là chỉ lại….”
Câu 4:
Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng đã gắn liền với yêu nuớc như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận về ông Hai trong một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đoạn có 1 câu ghép, 1 phép liên kết.
Câu 5:
Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng? ...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Làng – Kim Lân)
Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”
Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).
Câu 6:
b. Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.
về câu hỏi!