Câu hỏi:
11/07/2024 6,302Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống – chết, yêu – ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh – hoà bình, già – trẻ, nông – sâu, giàu – nghèo.
Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống – chết (không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Các cặp từ trái nghĩa cùng với nhóm sống - chết: chiến tranh- hòa bình, đực - cái. Các cặp từ trái nghĩa thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
- Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu – nghèo
- Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
b) đánh trống bỏ dùi
c) chó treo mèo đậy
d) được voi đòi tiên
e) nước mắt cá sấu
Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
Câu 2:
Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
Câu 3:
Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông – bà, xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, thông minh – lười, chó – mèo, rộng – hẹp, giàu – khổ.
Câu 4:
Trong những câu sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh.
Câu 5:
Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Câu 7:
Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
về câu hỏi!