Câu hỏi:

13/07/2024 16,919 Lưu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí)

Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

    + Từ vai được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ (vai người - vai áo).

    + Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển, phương thức ẩn dụ (đầu người - đầu súng).

    + Từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Trong trường hợp hai câu thơ trên chữ gật gù hay hơn chữ gật đầu vì:

    + Gật đầu: biểu hiện sự đồng ý, nhưng tính biểu cảm không cao.

    + Gật gù: vừa đồng ý lại vừa tán thưởng, vừa ăn lại vừa khen ngợi - ngoài ra còn thể hiện sự hoà hợp của tình cảm vợ chồng.

Lời giải

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP