Câu hỏi:

26/06/2020 840

Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay ....   ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

Xem đáp án » 26/06/2020 1,226

Câu 2:

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mc tóc     ....Sông Mã gm lên khúc độc hành.        (Quang Dũng, Tây Tiến)

Xem đáp án » 26/06/2020 1,025

Câu 3:

Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

Xem đáp án » 26/06/2020 729

Câu 4:

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

   Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

   Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

   Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

   Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

   Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

               (Tố Hữu, Việt Bắc)

Xem đáp án » 26/06/2020 569

Câu 5:

Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ:

Sông Mã xa ri Tây Tiến ơi! 	...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.          (Quang Dũng, Tây Tiến)

Xem đáp án » 26/06/2020 438

Câu 6:

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Xem đáp án » 26/06/2020 390

Bình luận


Bình luận