Câu hỏi:
12/07/2024 10,061Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các từ “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm” : trường từ vựng “thái độ”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!”(Nguyễn Du, Truyện Kiều).
Câu 2:
Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Câu 3:
Xác định trường từ vựng và phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông Hàng cây xanh như cũng ánh theo hồngEm đi lửa cháy trong bao mắtAnh đứng thành tro em biết không? ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
Câu 4:
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương. (Hồ Chí Minh)
Câu 5:
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy sau:
a. Lưới, nơm, câu, vó.
b. Tủ, giường, hòm, va li, chai, lọ.
c. Đá, đạp, giẫm, xéo.
d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
về câu hỏi!