Câu hỏi:
09/07/2020 410Tình cảm của bài ca dao số 3 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” được diễn tả như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:
● Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.
● Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
● Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
● Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài ca dao số 4 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” nhắc nhở chúng ta điều gì?
Câu 2:
Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
Câu 3:
Từ “Những câu hát về tình cảm gia đình”, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Câu 4:
Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” sử dụng?
Câu 5:
Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao số 1 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
Câu 6:
Hãy nói rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật của bài ca dao số 2 trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”.
Câu 7:
Trong “Những câu hát về tình cảm gia đình”, lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai?
về câu hỏi!