Câu hỏi:
13/07/2024 771Sự biểu đạt của tình quê hương trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”) ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”) cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ, cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên về quê hương ?
Câu 2:
Qua tiêu đề bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”) ta thấy biểu hiện tình quê hương ở bài này có gì độc đáo?
Câu 3:
Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”) được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 4:
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”).
Câu 5:
So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư”
Câu 6:
Chứng minh hai câu đầu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (“Hồi hương ngẫu thư”) đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
về câu hỏi!