Câu hỏi:
10/07/2020 941So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Giống nhau:
- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.
- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
Khác nhau:
- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cảnh thiên nhiên ở hai câu đầu bài thơ “Rằm tháng giêng” được miêu tả trong thời gian, không gian nào?
Câu 2:
Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ đầu bài “Rằm tháng giêng” như thế nào?
Câu 3:
Việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai bài thơ “Rằm tháng giêng” đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?
Câu 4:
Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ “Rằm tháng giêng” ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.
Câu 5:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?
Câu 6:
Câu thơ thứ ba trong bài thơ “Rằm tháng giêng” đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến?
về câu hỏi!