Câu hỏi:
13/07/2024 540Giá trị kinh nghiệm mà các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể hiện là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
● Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.
Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
● Giá trị kinh nghiệm: Giúp cho người nông dân dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
● Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được giông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
● Giá trị kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.
Tấc đất tấc vàng.
● Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
● Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
● Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.
Nhất thì nhì thục
● Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày cơ sở thực tiễn nêu trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 2:
Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
Câu 3:
Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Câu 4:
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
Câu 5:
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
Câu 6:
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đặc điểm nào giống nhau về hình thức?
về câu hỏi!