Câu hỏi:
13/07/2024 2,218Trình bày cơ sở thực tiễn nêu trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
● Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
● Cơ sở thực tiễn: Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra. Đêm ít sao do mây nhiều che khuất, mây nhiều tích mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
● Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
● Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt, dự cảm được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.
Tấc đất tấc vàng.
● Cơ sở thực tiễn: Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp… phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
● Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá cả, nhu cầu thị trường…và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng địa phương (ví dụ: vùng miền núi thuận lợi cho làm vườn nhất nhưng không thuận lợi cho nuôi cá).
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
● Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó..
Nhất thì nhì thục
● Cơ sở thực tiễn: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
Câu 2:
Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Câu 3:
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
Câu 4:
Giá trị kinh nghiệm mà các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thể hiện là gì?
Câu 5:
Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”.
Câu 6:
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có đặc điểm nào giống nhau về hình thức?
về câu hỏi!