Câu hỏi:
10/09/2020 935Phả hệ ở hình dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “X” và bệnh “Y" ở người. Hai bệnh này đều do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra.
Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh X, alen b gây bệnh Y. Các alen trội tương ứng là A, B không gây bệnh (A, B là trội hoàn toàn so với a và b). Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 mang alen gây bệnh là:
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
2 bệnh do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau
↔ 2 gen phân li độc lập với nhau
* Xét bệnh X: A bình thường >> a bị bệnh X
Người 14 bình thường (A-) có bố bị bệnh X
→ người 14 có KG là Aa
Người 15 bình thường (A-), bố mẹ bình thường (A-) có anh trai bị bệnh (aa)
→ bố mẹ người 15 : Aa x Aa
→ người 15 có dạng : (1/3AA : 2/3Aa)
Cặp vợ chồng 14 x 15 : Aa x (1/3AA : 2/3Aa)
Xác suất sinh con không mang alen gây bệnh (AA) là : ½ x 2/3 = 1/3
* Xét bệnh Y: B bình thường >> b bị bệnh Y
Người 14 bình thường (B-), mẹ bị bệnh Y (bb)
→ người 14 có KG là Bb
Người 15 : lập luận tương tự trên, có dạng : (1/3BB x 2/3Bb)
→ xác suất sinh con không mang alen gây bệnh (BB) là: ½ x 2/3 = 1/3
Vậy xác suất cặp vợ chồng 14 x 15 sinh con không mang alen gây bệnh 2 bệnh trên là :
1/3 x 1/3 = 1/9
Vậy xác suất cặp vợ chồng 14 x 15 sinh con mang alen gây bệnh là 8/9 = 88,89%
Đáp án cần chọn là: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính × qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông?
Câu 2:
Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh thêm 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng ?
Câu 3:
Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là:
Câu 4:
Gen b gây chứng Phenylketo niệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketo niệu.
Xác suất mang gen bệnh của người con gái (3) là bao nhiêu?
Câu 5:
Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên , gen trội M tương ứng quy định mắt thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
Câu 6:
Ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu, các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của 2 vợ chồng trên là:
Câu 7:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen còn bố mang kiểu gen . Kết quả kiểu hình ở con lai là:
về câu hỏi!